image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Người ăn xin (5 đề)

icon-time16/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Người ăn xin: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao? Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Đọc hiểu Người ăn xin

Đọc hiểu Người ăn xin - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5. Bài học rút ra từ văn bản trên?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự

Câu 2. 

Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự. Vì hai người đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại.

Câu 3. 

- Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo: Trích dẫn trực tiếp.

- Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

Câu 4. 

Người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được: Sự đồng cảm, tình yêu thương giữa người với người, thứ tình cảm ấy có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5. 

Các bài học rút ra từ văn bản:

- Cần phải biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Cho đi cũng là để nhận lại.

- Sự tử tế, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó có giá trị hơn mọi vật chất khác.


Đọc hiểu Người ăn xin - Đề số 2

Câu 1. Nêu nội dung của câu chuyện trên nói về điều gì?

Câu 2. Những hành động và lời nói của cậu bé thể hiện tình cảm như thế nào đối với người ăn xin già?

Câu 3. Theo bạn, cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin?

Câu 4. Bạn rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Nội dung của câu chuyện trên nói về: Cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé tốt bụng và một ông lão ăn xin vô cùng đáng thương. Trong tình huống đó, cậu bé đã trao cho ông một cái nắm tay rất ấm áp.

Câu 2.

Những hành động và lời nói ân cần đó chứng tỏ cậu là người nhân hậu, giàu tình yêu thương, biết cảm thông cho hoàn cảnh của những người gặp khó khăn.

Câu 3.

Theo em, cậu bé đã nhận được lời cảm ơn từ người ăn xin và nhận được một bài học sâu sắc về tình người.

Câu 4.

Qua bài đọc này em rút ra cho mình được một số bài học như:

- Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, cảm thông với những hoàn cảnh, số phận kém may mắn. 

- Khi chúng ta cho đi một điều gì đó cũng là lúc chúng ta đã nhận được.

- Sự quan tâm, chân thành là món quà tinh thần quý giá nhất dành cho những mảnh đời bất hạnh, nó là vô giá không có giá trị vật chất nào khác có thể đánh đổi được.

Đọc hiểu Người ăn xin

Đọc hiểu Người ăn xin - Đề số 3

Câu 1. Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự.

B. Miêu tả

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 2. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? 

A. Cậu đã cho ông thời gian và nói chuyện cùng ông lão.

B. Cậu cho ông nụ cười và cái nắm tay thật chặt.

C. Cậu cho ông tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bằng tất cả tấm lòng của mình.

D. Cậu cho ông niềm vui, hứa hẹn khi nào gặp lại sẽ cho ông lão.

Câu 3. Đoạn văn: “Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” thể hiện tình cảm gì của cậu bé? 

A. Tình yêu thương, sự xót xa trước hoàn cảnh nghèo khổ của ông lão.

B. Sự coi thường, chê bai xa lánh vì ông vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu.

C. Sự thương hại trước sự nghèo khổ của ông lão .

D. Tình cảm quý trọng, tự hào, biết ơn, cảm phục.

Câu 4. Qua câu văn: “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng, cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.” theo em cậu bé đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

A. Cậu nhận từ ông lão lời cảm ơn chân thành vì đã cố tìm cái gì đó để cho ông.

B. Cậu nhận từ ông nụ cười và cải siết tay thật chặt .

C. Cậu nhận từ ông nụ cười và cái siết tay thật chặt thể hiện tình cảm yêu thương, sự đồng cảm, trân trọng, sẻ chia chân thành.

D. Cậu nhận từ ông những giọt nước mắt đau khổ.

Câu 5. Văn bản được kể theo ngôi thử mấy? 

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ 2.

C. Ngôi thứ 3.

Câu 6. Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán-Việt? 

A. Hành khất.

B. Thiên nhiên

C. Trang trại.

D. Người ăn xin.

Câu 7. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? 

A. Chằm chằm

B. Giàn giụa

C. Đôi môi.

D. Lay bay.

Câu 8. Qua văn bản, em thấy cậu bé có những phẩm chất nào đáng quý?

A. Yêu truyền thống quý báu của dân tộc.

B. Trung thực, thật thà giàu tình thương yêu, biết đồng cảm, sẻ chia với mọi người, nhất là người khó khăn hơn minh.

C. Yêu những người thân trong gia đình và những người xung quanh.

D. Trung thực, thật thà, biết giúp đỡ người khác khó khăn hơn mình

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi12345678
Đáp ánACACADBB

Đọc hiểu Người ăn xin - Đề số 4

Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

Câu 2. Hình ảnh ông lão ăn xin hiện lên như thế nào?

Câu 3. Tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

Câu 4. Chỉ ra sự giống và khác nhau về ý nghĩa của hai từ gạch chân trong câu: Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông.

Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là: Tự sự

Câu 2. 

Hình ảnh ông lão ăn xin hiện lên: Vô cùng nghèo khổ, đáng thương, thể hiện qua các chi tiết: Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Câu 3. 

- Tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin rất lễ phép, tôn trọng; xót thương chân thành với cảnh ngộ ăn xin của ông và muốn giúp đỡ ông.

- Điều đó thể hiện qua hành động và lời nói của cậu bé:

+ Hành động: lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.

+ Lời nói: "Xin ông đừng giận cháu".

Câu 4. 

- Giống nhau: Cả 2 từ đều là từ chỉ trạng thái, thể hiện cảm giác xúc động và đồng cảm với người khác.

- Khác nhau:

+ Cái bắt tay của cậu bé là cảm giác xúc động, bày tỏ lòng thương cảm với cụ già, thể hiện một chút bối rối của cậu bé.

+ Bàn tay run rẩy của ông lão là sự cộng hưởng từ hai trạng thái: tuổi già sức yếu và sự xúc động trước hành động nắm tay của cậu bé.


Đọc hiểu Người ăn xin - Đề số 5

Câu 1. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm quan hệ

B. Phương châm lịch sự

C. Phương châm cách thức

Câu 2. Từ nào là từ láy?

A. Tả tơi

B. Tái nhợt

C. Thảm hại

Câu 3. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

A. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin.

B. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm.

C. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói.

Câu 4. Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

C. Cả hai ý trên.

Câu 5. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?

A. Trâu buộc ghét trân ăn.

B. Môi hở răng lạnh.

C. Ở hiền gặp lành.

Câu 6. Bài học rút ra từ văn bản trên? 

A. Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác

B. Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

C. Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

D. Tất cả các đáp án trên

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi123456
Đáp ánbABCBD

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Người ăn xin. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question