Đọc hiểu người mẹ vườn cau (2 đề)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu người mẹ vườn cau: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn trích trên. Tìm hai từ ghép chỉ màu sắc trong câu: “Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc nội cũng trắng phau phau". Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được. Trong đoạn văn, lời thoại “Nội bán ve chai” của người cha đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Đọc đoạn trích:
Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tận là non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc nội cũng trắng phau phau. Bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!
- Vậy nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
- Ừ, nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.
(Nguyễn Ngọc Tư, Người mẹ vườn cau Trích Xa xóm Mũi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
Đọc hiểu người mẹ vườn cau - Đề số 1
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn trích trên.
Câu 2. Tìm hai từ ghép chỉ màu sắc trong câu: “Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc nội cũng trắng phau phau". Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được (không chép lại câu đã cho).
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu “Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể xưng “tôi”)
Câu 2.
- Từ ghép chỉ màu sắc: đỏ lừ, trắng muốt, trắng phau phau
- Đặt câu:
+ Hoa phượng nở đò lừ bên sân trường.
+ Chị mai có hàm răng trắng muốt.
+ Những chiếc bát đã được rửa sạch trắng phau phau.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: liệt kê. Tác giả đã liệt kê những trái chín như: trái mít, trái đu đủ, trái chanh, buồng cau.
- Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, hấp dẫn người đọc. Đồng thời, nhấn mạnh vẻ dẹp của khu vườn với nhiều trái chín như trái mít, trái đu đủ, trái chanh, buồng cau.
Đọc hiểu người mẹ vườn cau - Đề số 2
Câu 1. Trong đoạn văn, lời thoại “Nội bán ve chai” của người cha đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 2. Từ “chín” trong câu:"Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3. Câu: "Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng” sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
Câu 4. Qua nhân vật người bà, nêu suy nghĩ của em về sự hy sinh của những người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh. Viết ngắn gọn trong khoảng 2-3 câu.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Trong đoạn văn, lời thoại “Nội bán ve chai” của người cha đã vi phạm phương châm lịch sự. Có thể nói: “bà nội bán ve chai”.
Câu 2. Từ “chín” trong câu:"Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau” được dùng theo nghĩa gốc.
Câu 3. Câu: “Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng” sử dụng cách dẫn gián tiếp vì: Đây là lời kể của ba cho nhân vật ”tôi" nghe lại câu chuyện của ba cùng 2 chú ở chiến trường.
Câu 4. Người phụ nữ trong chiến tranh rất hiên ngang, bất khuất và chịu nhiều hi sinh. Họ tiễn chồng, con lên đường ra trận và là hậu phương vững chắc cho những người lính trên chiến trường.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu người mẹ vườn cau. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.