image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương

icon-time10/5/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung văn bản Nhớ con sông quê hương

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh) 


Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương - Đề số 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

Câu 2: Đoạn thơ đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ trong đoạn thơ

Câu 4: Khái quát nội dung đoạn thơ?

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2:

- Đoạn thơ trên sử dụng những phép tu từ:

+ Nhân hóa (soi tóc những hàng tre)

+ Ẩn dụ hình thức (Nước gương trong)

+ So sánh (Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè)

Câu 3:

- Tác dụng của sử dụng phép tu từ:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng hơn

+ Tác giả muốn cho độc giả thấy được vẻ đẹp của tự nhiên

Câu 4:

- Nội dung của đoạn thơ là những vẻ đẹp ấn tượng của dòng sông quê hương trong kí ức của tác giả, cũng như là tình cảm mà tác giả dành cho dòng sông tươi đẹp đó

Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương

Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương - Đề số 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Câu 4: Anh/ chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn thơ là: Sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê hương vô cùng bình dị và chân thật trong kí ức của tác giả

Câu 3:

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên:

+ Nhân hóa (soi tóc những hàng tre)

+ Ẩn dụ hình thức (Nước gương trong)

+ So sánh (Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè)

- Tác dụng của các biện pháp tu từ trên:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng hơn

+ Tác giả muốn cho độc giả thấy được vẻ đẹp của tự nhiên

Câu 4:

- Tình cảm của tác giả đối với quê hương vừa là sự yêu thương, trìu mến, nâng niu cũng như đầy sự tự hào đối với quê hương của mình


Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương - Đề số 3

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của bài thơ?

Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của tác giả

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 4: Tìm và phân tích hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

- Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ đã miêu tả hình ảnh con sông quê hương trong tâm tưởng của nhà thơ

Câu 2:

- Những từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của tác giả:

+ con sông xanh biếc

+ buổi trưa hè

+ nước gương trong

+ nắng

Câu 3:

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên:

+ Nhân hóa (soi tóc những hàng tre)

+ Ẩn dụ hình thức (Nước gương trong)

+ So sánh (Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè)

- Tác dụng của các biện pháp tu từ trên:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên nhịp nhàng hơn

+ Tác giả muốn cho độc giả thấy được vẻ đẹp của tự nhiên

Câu 4:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên: So sánh

- Hiệu quả của phép tu từ trên: 

+ Cho thấy được sự sống đang chảy trôi, tràn trề trong từng nhịp thở của cuộc sống

+ Mở ra khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng

+ Những mong muốn, khát khao của tác giả khi muốn sức sống được lan tỏa rộng rãi


Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương - Đề số 4

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ

Câu 2: Xét theo mục đích nói, câu: Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! thuộc kiểu câu gì?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương (từ 3 - 5 câu)

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Thể thơ của đoạn thơ: Thơ 8 chữ

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2:

- Xét theo mục đích nói, câu trên thuộc kiểu câu: Câu cảm thán

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên: So sánh

- Hiệu quả của phép tu từ trên:

+ Cho thấy được sự sống đang chảy trôi, tràn trề trong từng nhịp thở của cuộc sống

+ Mở ra khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng

+ Những mong muốn, khát khao của tác giả khi muốn sức sống được lan tỏa rộng rãi

Câu 4:

- Thông qua văn bản trên, chúng ta có thể thấy được rằng tình cảm của tác giả giành cho dòng sông quê hương thật nhiều biết bao. Đó không đơn thuần chỉ là tình yêu với nơi mình sinh ra và lớn lên, đó còn là tình yêu dành cho quê hương, đất nước. Ẩn sâu trong đó, còn là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question