image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Nhớ đồng (3 đề)

icon-time16/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Nhớ đồng: Xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai. Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

NHỚ ĐỒNG

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ 

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò! 

 

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi 

Sao mà cách biệt, quá xa xôi 

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ 

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi! 

 

Đâu những hồn thân tự thuở xưa

Những hồn quen dãi gió dầm mưa 

Những hồn chất phác hiền như đất 

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà! 

 

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi 

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời 

Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn 

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời 

 

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi 

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi 

Say hương đồng vui ca hát 

Trên chín tầng cao bát ngát trời... 

 

Cho tới chừ đây, tới chừ đây 

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày 

Tôi thu tất cả trong thầm lặng 

Như cánh chim buồn nhớ gió mây. 

 

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh 

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Tố Hữu, Tháng 7 /1939

Đọc hiểu Nhớ đồng

Đọc hiểu Nhớ đồng - Đề số 1

Câu 1. Xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

Câu 2. Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Câu 3. Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Câu 6. Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Câu 7. Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Thể thơ của văn bản: 7 chữ

- Tác giả gieo vần chân “ui” (mùi - vui - bùi), đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ kết hợp với nhịp thơ 4/3 tạo ra nhịp điệu cho các câu thơ.

Câu 2. 

Những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ:

- “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quanh bên trong một tiếng hò”

Câu thơ được lặp lại 2 lần, tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ da diết và sự cô đơn của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- Điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:

+ Gây sức ám ảnh, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết về quê hương và cuộc sống bên ngoài nhà giam.

+ Khắc sâu tình cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù. Bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của tù nhân.

Câu 3. 

Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:

- Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

=> Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và là nỗi lòng khao khát tự do.

Câu 4. 

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. 

- Em xác định được cảm hứng của bài thơ dựa trên tiếng hò của nhà thơ cũng như việc sử dụng phép lặp, những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết thể hiện niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do cũng như sự vận động của tác giả đã cho thấy nỗi niềm nhớ mong những tháng ngày tự do của tác giả.

Câu 5. 

- Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

- Hình thức nghệ thuật: thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

Câu 6. 

Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp tới người đọc qua bài thơ là thông điệp về sự cống hiến và thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.

Câu 7. 

Bài viết thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng: 

Qua bài thơ, em nhận thấy đồng quê hiện lên rất sâu đậm qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc nhưng lại rất đỗi thân thương. Là bóng dáng những người lao động lam lũ, nhọc nhằn. Hình ảnh làng quê hiện về trong kí ức với hương của đất, bóng mát của lũy tre làng, sắc xanh nao lòng của mạ và vị ngọt bùi khoai sắn gợi một cảm giác thật bình yên, đáng yêu đáng quý. Những hình ảnh này giúp ta hình dung được nỗi nhớ của tác giả cũng như thể hiện được bức tranh sinh động về cảnh vật quê hương Việt Nam.


Đọc hiểu Nhớ đồng - Đề số 2

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ. 

Câu 2. Đoạn thơ diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ? Những hình ảnh diễn tả rõ nét tâm trạng ấy?

Câu 3. Nêu tên và phân tích tác dụng một phép tu từ trong đoạn thơ.

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “bàn tay vãi giống” trong đoạn thơ trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Nghệ thuật 

Câu 2. 

- Đoạn thơ diễn tả tâm trạng nhớ thương quê hương tha thiết của nhà thơ.

- Những hình ảnh diễn tả rõ nét tâm trạng ấy: những trưa hiu quạnh, ruộng đồng quê, lưng cong, bùn hi vọng, những bàn tay, những chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm, tiếng xe lùa nước, giọng hò,…

Câu 3.

- Phép điệp ngữ (phép điệp, lặp từ ngữ,…) đâu những….đâu những … 

- Tác dụng: Phép điệp làm cho câu hỏi được lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh nỗi trăn trở diễn tả tình cảm sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc của tác giả với quê hương. 

Câu 4. 

Ý nghĩa hình ảnh: “bàn tay vãi giống” 

- Nghĩa đen: Dùng tay vãi hạt giống trên đồng ruộng. 

- Nghĩa bóng: Bàn tay gieo sự sống mới cho đời.


Đọc hiểu Nhớ đồng - Đề số 3

Câu 1. Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ đồng” trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.

Câu 3. Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Theo các thông tin, bài thơ Nhớ đồng được tác giả Tố Hữu sáng tác tháng 7 năm 1939 trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Câu 2.

- Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm sương” “những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiếng hò”. 

- Tình cảm của tác giả dành cho những con người này là tình cảm gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người quê hương. Tác giả như đang chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm nhận rất rõ được tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.

Câu 3.

Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Với kết cấu này tạo cảm giác, bài thơ đã khép lại nhưng cảm xúc vẫn tiếp tục được mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không giới hạn.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Nhớ đồng. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question