Đọc hiểu Nhớ mẹ (Con sẽ không đợi một ngày kia) của Đỗ Trung Quân (Trắc nghiệm, tự luận)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Nhớ mẹ (Con sẽ không đợi một ngày kia) của Đỗ Trung Quân (Trắc nghiệm, tự luận), bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
NHỚ MẸ
Đỗ Trung Quân
Xin tặng cho những ai được diễm phúc con có Mẹ
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai niu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn
[...]
Có những bàn chân đã giảm xuống trải tìm là độc ác
mà vẫn cử đêm về thao thức làm thơ
giọt nước mắt già nua không ứa nỗi
ta mê mài trước bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
Trái tim âu đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên
Đọc hiểu Nhớ mẹ (Con sẽ không đợi một ngày kia) của Đỗ Trung Quân - Đề 1
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2. Trong ngữ liệu trên, câu thơ Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? có ý nghĩa gì?
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai dòng thơ:
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 4. Những câu thơ sau gợi cho em suy ngẫm gì?
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Trả lời:
Câu 1:
- Thể thơ của đoạn trích trên là: Tự do
- Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là: Biểu cảm
Câu 2:
- Câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ” có ý nghĩa là: Trong câu thơ tác giả sử dụng hình ảnh dòng sông trôi đi để thể hiện sự chảy trôi của thời gian là liên tục không tuần hoàn, thời gian trôi và không thể trở lại như trước được nữa. Qua đó tác giả nhấn mạnh sự chảy trôi của thời gian con người không thể níu giữ được tuổi trẻ và thời gian bên mẹ qua đó thấy được tầm quan trọng của thời gian.
Câu 3:
- Biện pháp nhân hóa của hai câu thơ trên là:
+ Nhân hóa “thời gian khắc nhiệt” thể hiện sức mạnh tàn phá, xói mòn tuổi xuân của con người và mẹ già.
+ Nhân hóa “con”:"Con hốt hoảng", "Chạy điên cuồng" thể hiện tâm trạng lo lắng, hốt hoảng, vội vã của con trước sự trôi chảy của thời gian và sự già yếu của mẹ.
-Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trên là: Biện pháp nhân hóa giúp cho câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm hơn. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ khiến cho câu thơ trở nên gần gũi và trân thúc hơn với độc giả. Tác giả muốn nhấn mạnh nỗi ám ảnh vê thời gian và sự già nua của mẹ, từ đó khơi gợi lòng xót xa, trân trọng và hối hận trong lòng con người.
Câu 4:
- Những câu thơ sau gợi cho em những suy ngẫm là: Câu thơi gợi cho em suy ngẫm về tình nghĩa mẹ con và sự vô tâm của con người trong xã hội. Tình mẫu tử bao la rộng lớn người mẹ luôn âm thầm hi sinh, che trở, bảo vệ con khỏi những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Lên án những con người xung qunh sống trong xã hội chỉ biết thờ ơ, vô tâm, không quan tâm người khác mà chỉ sống cho mỗi bản thân mình mà thôi.Từ đó hiểu được và phải biết ơn cha mẹ và biết ơn cha mẹ là đạo lý làm người, cần được chân trong và giữa gìn. Qua đó thấy được tác giả đã gửi gắm được tiếng lòng tha thiết của người con xa mẹ, thể hiện được tình yêu thương sự trân trọng hiếu thảo đối với người mẹ.
Đọc hiểu Nhớ mẹ (Con sẽ không đợi một ngày kia) của Đỗ Trung Quân - Đề 2
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của ngữ liệu trên.
Câu 2: Trong câu ngữ liệu, câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ” sử dụng biện pháp tu từ gì và có ý nghĩ như thê nào?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những dòng thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
Câu 4: Qua bài thơ trên em cảm nhận được gì?
Trả lời:
Câu 1:
- Thể thơ của đoạn trích trên là: Tự do
- Phương thức biểu đạt của ngữ liệu trên là: Biểu cảm kết hợp với tự sự.
Câu 2:
- Câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Ẩn dụ hình ảnh “ dòng sông trôi” tương đương với thời gian trôi đi không trở lại được nữa.
- Câu thơ “Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ” có ý nghĩa là: Trong câu thơ tác giả sử dụng hình ảnh dòng sông trôi đi để thể hiện sự chảy trôi của thời gian là liên tục không tuần hoàn, thời gian trôi và không thể trở lại như trước được nữa. Qua đó tác giả nhấn mạnh sự chảy trôi của thời gian con người không thể níu giữ được tuổi trẻ và thời gian bên mẹ qua đó thấy được tầm quan trọng của thời gian.
Câu 3:
- Biện pháp nhân hóa của hai câu thơ trên là:
+ Nhân hóa “gai đời đâm ứa máu bàn chân” thể hiện sự khốc nhiệt của cuộc sống con người phải bước qua những khó khăn vất vả phải tự vững bước trên chính đôi bàn chân của mình để dẫn tới chính thàng công của bản thân mỗi người.
+ Nhân hóa “trái tim âu lo đã giục giã” nhịp tim đập nhanh thể hiện sự lo âu của người con khi thời gian trôi đi một cách nhanh chóng, sự lo âu này lại đứng trước sự thờ ơ của mọi người.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trên là: Biện pháp nhân hóa giúp cho câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm hơn. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ khiến cho câu thơ trở nên gần gũi và trân thúc hơn với độc giả. Tác giả muốn nhấn mạnh sự khó khăn vất vả của cuộc sống mỗi người phải tự bước đi trên chính đôi bàn chân của chính bản thân mình để đến được sự thành công, phên phán sự thờ ơ của những người xung quanh, sự lo âu về thời gian ngày càng chảy trôi không thể quay trở lại được.
Câu 4:
Qua bài thơ trên em cảm nhận được là: thể hiện tiếng lòng tha thiết của con người xa mẹ, thể hiện tình yêu thương sự trân trọng và lòng hiểu thảo dành cho mẹ. Thấy được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng luôn hi sinh cho những người con không quản ngại khó khắn vất vả không kể thời gian trôi đi một cách nhanh chóng. Tác giả cũng nhắc tới cũng như phê phán những con người sống vô tâm, thờ ơ với nhưng thứ xuong quanh chỉ biết hưởng lợi cho bản thân mình mà thôi. Tác giả như muốn nhắc nhở con người về sự vô thường của cuộc sống và bài học về lòng biết ơn. Biết ơn cha mẹ là đạo lý làm người, cần được trân trọng và gìn giữ..