Đọc hiểu những cánh buồm của Băng Sơn
Những cách buồm là một trong những tác phẩm nổi bật của tác giả Băng Sơn. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu những cánh buồm của Băng Sơn nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đọc hiểu những cánh buồm của Băng Sơn
Câu 1. Văn bản Những cánh buồm viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự kết hợp với nghị luận và thuyết minh.
B. Biểu cảm kết hợp với nghị luận và thuyết minh.
C. Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.
D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm và thuyết minh.
Câu 2. Văn bản Những cánh buồm được viết theo thể loại nào?
A. Tản văn.
B. Ký.
C. Truyện ngắn.
D. Truyện đồng thoại.
Câu 3. Văn bản Những cánh buồm sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 4. Câu văn nào trong văn bản Những cánh buồm tả đúng một cánh buồm căng gió?
A. Những cánh buồm đi như rong chơi…
B. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ…
C. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng…
D. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.
Câu 5. Câu: Những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Nói giảm, nói tránh.
C. Nói quá.
D. Nhân hóa.
Câu 6. Qua câu: Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian, tác giả muốn nói điều gì?
A. Cánh buồm tượng trưng cho tình yêu quê hương, đất nước.
B. Cánh buồm là người bạn thân thiết của những ngư dân.
C. Cánh buồm và con người có mối quan hệ gắn bó thân thiết từ bao đời nay.
D. Tình yêu tha thiết của tác giả dành cho cánh buồm.
Câu 7. Trong các từ sau, từ nào là từ địa phương?
A. Cánh buồm.
B. Thuyền.
C. Tàu lớn.
D. Ghe.
Câu 8. Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng trời đẹp trong có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa.
B. Đó là hai từ đồng nghĩa.
C. Đó là hai từ trái nghĩa.
D. Đó là hai từ đồng âm.
Câu 9. Các từ còn, thì, như trong câu: Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi. thuộc từ loại nào?
A. Phó từ.
B. Động từ.
C. Quan hệ từ.
D. Danh từ.
Câu 10. Văn bản trên sử dụng những biện pháp tu từ chính nào?
A. So sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
B. So sánh, nhân hóa, nói giảm, nói tránh.
C. So sánh, nhân hóa, điệp từ, nói quá.
D. So sánh, nhân hóa, điệp từ, tương phản.
Trả lời Đọc hiểu những cánh buồm của Băng Sơn
Câu 1: C => Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự
Câu 2: A => Văn bản được viết theo thể loại tản văn
Câu 3: A => Ngôi thứ nhất
Câu 4: B => Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ…
Câu 5: D => Nhân hóa từ “sống”
Câu 6: C => Cánh buồm và con người có mối quan hệ gắn bó thân thiết từ bao đời nay
Câu 7: D => Ghe
Câu 8: D => Hai cụm từ trên là hai từ đồng âm
Câu 9: C => Quan hệ từ
Câu 10: A => So sánh, nhân hóa, điệp ngữ