image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Những dấu chân lùi lại phía sau (2 đề)

icon-time7/10/2023

“Những dấu chân lùi lại phía sau” đã cho thấy được sức mạnh và ý nghĩa của tuổi trẻ. Cùng Topbee đi trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Những dấu chân lùi lại phía sau để hiểu rõ hơn về đoạn trích này nhé!

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

 

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Trích: Trường ca Những người đi tới biển - Thanh Thảo)


Đọc hiểu Những dấu chân lùi lại phía sau - Đề số 1

Đọc hiểu Những dấu chân lùi lại phía sau - Đề số 1

Câu 1. Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ "Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ". 

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"? 

Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu 

Câu 1. 

Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh như: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình.

Câu 2. 

Tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các câu thơ "Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ" là: 

+ Giúp người đọc thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...của tuổi 20.

+ Thể hiện thái độ trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời.

Câu 3. 

Câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên" có nghĩa là Tuổi trẻ với sức mạnh ý chí và tinh thần sẽ tiêu diệt được mọi kẻ thù và giành thắng lợi.

Câu 4. 

Điều em tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là thông điệp về đặc điểm của tuổi trẻ. Đó là sự kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...có thể chiến thắng được tất cả mọi khó khăn gian lao.


Đọc hiểu Những dấu chân lùi lại phía sau - Đề số 2

Đọc hiểu Những dấu chân lùi lại phía sau - Đề số 2

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 2: Phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong các câu thơ: “Mười tám hai mươi sắc như cỏ- Dày như cỏ- Yếu mềm và mãnh liệt như cổ”.

Câu 3: Anh chị có đồng ý với điều nhà thơ muốn nói trong câu thơ “Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu 

Câu 1: 

Thể thơ của đoạn trích trên là tự do.

Câu 2: 

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong các câu thơ: “Mười tám hai mươi sắc như cỏ- Dày như cỏ- Yếu mềm và mãnh liệt như cổ” là:

+ Giúp mọi người hình dung một cách cụ thể và sinh động về lứa tuổi 20 với các phẩm chất đáng quý và đáng trân trọng.

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động và giàu giá trị gợi tả, gợi cảm hơn.

Câu 3: 

Em vừa đồng ý vừa không đồng ý với điều nhà thơ muốn nói trong câu thơ “Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? Vì:

+ Tuổi hai mươi là phần thanh xuân tươi đẹp nhất của mỗi người, là tuổi chứa đựng biết bao ước mơ và khát vọng, là phần đời quý giả nhất với bất kì ai. Vì vậy tuổi hai mươi ai cũng yêu quý và tiếc là điều dễ hiểu.

+ Tuy nhiên, nếu chỉ biết quý phần đời của mình thôi là chưa đủ. Khi đất nước đối mặt với chiên tranh, với khó khăn, chúng ta phải có trách nhiệm đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, phải sống hết mình với lứa tuổi đôi mươi.

Phương Linh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question