image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Những nỗi lòng tê tái

icon-time24/2/2024

Những nỗi lòng tê tái là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Những nỗi lòng tê tái nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Những nỗi lòng tê tái - ảnh 1

 

Đọc hiểu Những nỗi lòng tê tái - ảnh 2

Đọc hiểu Những nỗi lòng tê tái

Câu 1. Không gian mở đầu đoạn trích là không gian như thế nào? Không gian ấy có gì đối lập với tâm trạng của Thúy Kiều?

Câu 2. Từ nội dung chính của đoạn trích trong phần chú thích và câu trả lời ở câu hỏi 1, em hãy cho biết đoạn trích trên có thể chia bố cục như thế nào?

Câu 3. Em hiểu thế nào về câu thơ:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!

Câu thơ này đã thể hiện rõ một bút pháp miêu tả tâm lí đặc sắc của Nguyễn Du, đó là bút pháp nào? Hãy trình bày cách hiểu của em về bút pháp nghệ thuật đó

Câu 4. Lựa chọn một đoạn miêu tả tâm trạng của Kiều trong đoạn trích và phân tích


Trả lời Đọc hiểu Những nỗi lòng tê tái

Câu 1:

- Không gian mở đầu đoạn trích là không gian vô cùng nhộn nhịn, tất bật, ồn ào đặc trưng của vùng đô thành sầm uất

- Không gian vui tươi ấy đối lập hẳn với tâm trạng trống rỗng, đau đớn và buồn bã của Thúy Kiều khi phải liên tiếp tiếp khách trong nhiều ngày dài

Câu 2:

- Cách chia bố cục cho đoạn trích trên:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”): Giới thiệu không gian chung và hoàn cảnh sống hiện tại của nàng Kiều.

+ Đoạn 2 (Tiếp theo đến “Riêng mình nào biết có xuân là gì?”): Nỗi thương thân, xót phận.

+ Đoạn 3 (Tiếp theo đến “Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân.”): Nỗi buồn và sự bẽ bàng, cô đơn một mình không ai có thể thấu hiểu, chia sẻ

+ Đoạn 4 (Tiếp theo đến “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”): Nỗi nhớ cha mẹ, người thương trong lòng

+ Đoạn cuối (Còn lại): Tình cảm đay nghiến số phận, oán trách số phận, lên án sự bất công của tạo hóa

Câu 3:

- Câu thơ trên có ý nghĩa rằng: Cảnh vật phụ thuộc vào tâm trạng của người cảm nhận nó. Nếu như một người u buồn nhìn thấy cảnh vật có vui vẻ tới đâu, thì cảnh vật trong mắt họ cũng không thể là một cảnh vật vui vẻ được

- Bút pháp tâm lí được sử dụng trong câu thơ: Tả cảnh ngụ tình

- Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là việc sử dùng cảnh vật để ẩn dụ cho tâm trạng, ý nghĩ, cảm xúc của con người

Câu 4:

- Cuộc sống nơi đô thành tấp nập, ồn ào là vậy nhưng dường như lại trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ và tâm trạng của nàng Kiều. Ngày ngày đàn ca phục vụ người đời, thế nhưng bên trong nàng Kiều lại thật cô đơn, trống rỗng biết bao. Nỗi thương thân, xót phận của nàng khiến cho độc giả như càng xót xa hơn cho một người con gái hồng nhan mà bạc phận. Nếu như trước đây nàng là người mà ai ai cũng phải ngước nhìn, thì giờ đây nàng tự cảm thấy bản thân mình thật xơ xác, thật dơ bẩn.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question