Đọc hiểu Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú (Trắc nghiệm)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú (Trắc nghiệm)

icon-time4/10/2023

Sử thi Đăm Săn là một sử thi nổi tiếng của người Ê-đê. “Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú” là một đoạn trích nổi tiếng trong đó. Cùng Topbee trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú (Trắc nghiệm) để hiểu rõ hơn về đoạn trích này nhé!

Đọc văn bản sau:

PHÁT RẪY DỌN RUỘNG, ĐI RỪNG SĂN THÚ

(Trích “Đăm Săn”)

Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở thêm một chiều một sáng. Chàng gọi

ĐĂM SĂN: Hỡi bà con dân làng, hỡi các em, các cháu! Hội hè đã vãn, bây giờ chúng ta phải lo việc làm ăn, sửa sang ruộng rẫy, kẻo hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh (1), củ ráy cũng không có mà ăn. (nói với tôi tớ) Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy đi rừng săn thú nào.

Thế là họ ra đi tìm rừng làm một cái rẫy bảy vạt núi. Họ đã phát xong cỏ, đốn xong cây. Ít lâu sau đó họ đốt, rồi ai làm cỏ cứ làm, ai cào cứ cào.

TÔI TỚ: Ái chà! thế mà chúng ta đã làm cỏ xong, cũng đã cào dọn xong rồi đó. Mưa rào rồi, bớ anh em, ta đi trỉa nào.

ĐĂM SĂN: Khoan, khoan, ơ các con. Hãy chờ ta lên ông Trời xin giống về đã.

Nói rồi Đăm Săn ra đi

ĐĂM SĂN: Ông ơi! ới ông ơi! Thả thang xuống cho cháu.

Ông Trời thả xuống một cái thang vàng, Đăm Săn leo lên.

ÔNG TRỜI: Cháu lên có việc gì đó? Gấp lắm hả? 

ĐĂM SĂN: Không có chuyện gì gấp đâu ông ơi. Cháu chỉ lên xin ông lúa giống thôi.

Ông Trời lấy lúa giống cho Đăm Săn. Ông cho đủ thứ, mỗi thứ một hạt, mỗi thứ một hạt.

ĐĂM SĂN: Ông ơi, từng này sao đủ trỉa?

ÔNG TRỜI: Sao lại không đủ? Cháu cứ trỉa mỗi góc một thứ, mỗi góc một hạt là đủ đấy cháu ạ.

Đăm Săn tụt xuống đất đi về. Về đến nơi chàng ra lệnh

ĐĂM SĂN: Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói. Ơ tất cả tôi tớ của ta, các người hãy một trăm người vạch luống, một nghìn người chọc lỗ trỉa đi.

Thế là đoàn người nườm nượp ríu rít gieo trỉa. Người kín đen như một đêm không trăng, như một mớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn như kiến, như mối.

TÔI TỚ: Chu cha! Thế mà trỉa xong rồi đó ông ạ.

ĐĂM SĂN: Bây giờ chúng ta làm chòi giữ rẫy đi.

Chòi rẫy làm xong, Đăm Săn ngủ lại để canh thú rừng đến phá rẫy, đuổi lũ két, lũ vẹt, trông chừng bày hươu nai, lợn rừng, gà rừng, chim sẻ, chim ngói. Còn H’Nhĭ, H’Bhĭ người thì ngồi may áo ở chòi phía đông, người thì ngồi dưới gầm nhà dệt vải. 

***

Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở không thêm một chiều một sáng

ĐĂM SĂN: Ơ Y Blim làng Blô, ơ Y blô làng Blang, ơ làng Kang, làng Ana, nơi chôn nhau của những cô gái đẹp. Ơ làng Hoh, làng Hun, nơi cắt rốn của những chàng trai xinh. Các người đi bắt voi về cho ta.

Y BLIM, Y BLO: Thưa ông, ông cần voi làm gì ạ?

ĐĂM SĂN: Ta muốn cùng các ngươi chiều đi câu, sáng đi bắt cá. Ăn mãi trâu bò ngán rồi. Bây giờ ta muốn ăn con tôm con cua.

Y Blim, Y Blô đi bắt voi.

Y BLIM, Y BLO: Ơ Dul, ơ Dul, mày ăn cây le. Ơ Đê, ơ Đê (2) , mày ăn cây lồ ô. Chủ chúng mày, ông Đăm Săn nay muốn chúng mày đưa ông đi bắt cá (hỏi Đăm Săn) ơ ông, ơ ông, ông cho đóng bành nào?

ĐĂM SĂN: Voi đực đóng bành mây, voi cái đóng bành guột.

Voi đóng bành rồi Đăm Săn leo lên ra đi. Người đi theo đông như bày cà tong (3), đặc như bày thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Đoàn người đến một con suối.

ĐĂM SĂN: Ơ các con, ơ các con, tháo bành voi, chúng ta xuống nước nào.

Đoàn người xuống nước. Tức thì cua chết đầy bờ, tôm chết đặc suối, cá sấu trong hang, rắn hổ rắn mai đều kéo nhau nằm dài trên mặt đất

(Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí, Sử thi Ê-đê, Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Milan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)

Chú thích: 

Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn) là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đề. Sử thi Đăm Săn thường được diễn xướng theo lối kể khan, trong đó già làng vừa kể, hát, vừa sử dụng nét mặt, điệu bộ để diễn tả câu chuyện bên bếp lửa nhiều đêm liền, trong các nhà dài, trên chòi rẫy, vào dịp lễ hội hay lúc nông nhàn. Nghe kể khan Đăm Săn là một truyền thống văn hoá của người Ê-đê. Sau khi đã chiến thắng Mtao Grự, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu mạnh, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi. Sau những ngày ăn mừng chiến thắng, Đăm Săn đã kêu gọi cả dân làng trồng giống lúa mới và bắt đầu tìm kiếm muông thú, hải sản để phát triển cuộc sống. 

(1) Quả kênh: hình thù như quả núc nác, hạt vỏ đen, trong đó nhân có thể ăn cứu đói được 

(2) Dul, Đê: tên gọi những con voi của Hơ Nhị, Đăm Săn 

(3) Cà tong: loài hươu, mang cao giò, chạy rất nhanh


Đọc hiểu Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú (Trắc nghiệm)

Đọc hiểu Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú (Trắc nghiệm)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Thần thoại

B. Sử thi

C. Truyền thuyết

D. Cổ tích 

Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba 

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Sau thời gian “Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở thêm một chiều một sáng” Đăm Săn kêu gọi dân làng làm việc gì? 

A. Đi phát rẫy, dọn ruộng, đi rừng săn thú

B. Đi làm nương, đi gặp ông trời xin giống lúa tốt

C. Đi phát rẫy, dọn ruộng và lên gặp ông trời xin giống lúa tốt 

D. Đi phát rẫy, dọn nương và trồng một loại quả mới 

Câu 4: Vì sao Đăm Săn lại kêu gọi buôn làng lao động sau những ngày ăn mừng kéo dài? 

A. Chàng sợ rằng người dân của mình sẽ lười biếng 

B. Chàng sợ rằng sẽ “hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh, củ ráy cũng không có mà ăn”

C. Chàng sợ rằng kẻ thù sẽ tranh thủ cơ hội mà đánh chiếm buôn làng của mình.

D. Chàng mong muốn người dân lao động để mình có cái ăn chơi

Câu 5. Lí do mà Đăm Săn lên gặp ông Trời là gì? 

A. Chàng xin mùa màng bội thu 

B. Chàng xin giống lúa tốt để về trỉa 

C. Chàng xin cuộc sống sung túc cho dân làng 

D. Chàng xin một giống cây mới lạ để gieo trồng 

Câu 6. Vì sao Đăm Săn muốn cùng người dân chiều đi câu, sáng đi bắt cá? Ta muốn cùng các ngươi chiều đi câu, sáng đi bắt cá. Ăn mãi trâu bò ngán rồi. Bây giờ ta muốn ăn con tôm con cua.

A. Đăm Săn muốn được hòa cùng cuộc sống lao động của người dân 

B. Đăm Săn muốn ăn người dân lao động nhiều hơn nữa

C. Đăm Săn cảm thấy ăn thịt trâu bò ngán rồi, cần mở rộng nguồn lương thực (tôm, cua) cho người dân 

D. Đăm Săn muốn mở rộng sản xuất 

Câu 7. Đoạn trích trên khai thác vấn đề lớn nào của cộng đồng dân cư trong sử thi? 

A. Hôn nhân và cuộc sống

B. Chiến tranh và mở rộng bờ cõi

C. Chinh phục và khám phá thiên nhiên 

D. Lao động 

Câu 8: Chỉ ra và phân tích các lời thoại thể hiện phẩm chất của người anh hùng dẫn dắt bộ tộc của Đăm Săn trong đoạn trích.

Câu 9: Phân tích yếu tố nghệ thuật của sử thi (biện pháp tu từ, lời kể, giọng điệu, vần nhịp,…) được thể hiện trong đoạn trích. 

Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu cảm nhận của em về khát vọng của cộng đồng dân cư được thể hiện trong trích đoạn trên.


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Thần thoại

B. Sử thi

C. Truyền thuyết

D. Cổ tích 

Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba 

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Giải thích:

- Ngôi kể thứ ba người kể hay ẩn mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.

- Người kể có thế kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 3. Sau thời gian “Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở thêm một chiều một sáng” Đăm Săn kêu gọi dân làng làm việc gì? 

A. Đi phát rẫy, dọn ruộng, đi rừng săn thú

B. Đi làm nương, đi gặp ông trời xin giống lúa tốt

C. Đi phát rẫy, dọn ruộng và lên gặp ông trời xin giống lúa tốt 

D. Đi phát rẫy, dọn nương và trồng một loại quả mới 

Câu 4: Vì sao Đăm Săn lại kêu gọi buôn làng lao động sau những ngày ăn mừng kéo dài? 

A. Chàng sợ rằng người dân của mình sẽ lười biếng 

B. Chàng sợ rằng sẽ “hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh, củ ráy cũng không có mà ăn”

C. Chàng sợ rằng kẻ thù sẽ tranh thủ cơ hội mà đánh chiếm buôn làng của mình.

D. Chàng mong muốn người dân lao động để mình có cái ăn chơi

Câu 5. Lí do mà Đăm Săn lên gặp ông Trời là gì? 

A. Chàng xin mùa màng bội thu 

B. Chàng xin giống lúa tốt để về trỉa 

C. Chàng xin cuộc sống sung túc cho dân làng 

D. Chàng xin một giống cây mới lạ để gieo trồng 

Câu 6. Vì sao Đăm Săn muốn cùng người dân chiều đi câu, sáng đi bắt cá? Ta muốn cùng các ngươi chiều đi câu, sáng đi bắt cá. Ăn mãi trâu bò ngán rồi. Bây giờ ta muốn ăn con tôm con cua.

A. Đăm Săn muốn được hòa cùng cuộc sống lao động của người dân 

B. Đăm Săn muốn ăn người dân lao động nhiều hơn nữa

C. Đăm Săn cảm thấy ăn thịt trâu bò ngán rồi, cần mở rộng nguồn lương thực (tôm, cua) cho người dân 

D. Đăm Săn muốn mở rộng sản xuất 

Câu 7. Đoạn trích trên khai thác vấn đề lớn nào của cộng đồng dân cư trong sử thi? 

A. Hôn nhân và cuộc sống

B. Chiến tranh và mở rộng bờ cõi

C. Chinh phục và khám phá thiên nhiên 

D. Lao động 

Giải thích:

Trong đoạn trích, ta có thể thấy Đăm Săn đã kêu gọi cả dân làng trồng giống lúa mới và bắt đầu tìm kiếm muông thú, hải sản để phát triển cuộc sống. Đó chính là khai thác vấn đề lớn Lao động của cộng đồng dân cư trong sử thi.

Câu 8: 

Các lời thoại thể hiện phẩm chất của người anh hùng dẫn dắt bộ tộc của Đăm Săn trong đoạn trích là: 

+ “Hỡi bà con dân làng, hỡi các em, các cháu! Hội hè đã vãn, bây giờ chúng ta phải lo việc làm ăn, sửa sang ruộng rẫy, kẻo hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh (1), củ ráy cũng không có mà ăn. (nói với tôi tớ) Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy đi rừng săn thú nào” => Đăm Săn là một tù trường đề cao lao động.

+ “Khoan, khoan, ơ các con. Hãy chờ ta lên ông Trời xin giống về đã.” => Đăm Săn là một tù trưởng vì lợi ích của cộng đồng.

+ “Ta muốn cùng các ngươi chiều đi câu, sáng đi bắt cá. Ăn mãi trâu bò ngán rồi. Bây giờ ta muốn ăn con tôm con cua.” => Đăm Săn là một tù trưởng mong muốn khai phá, sáng tạo những điều mới mẻ cho cộng đồng.

Câu 9: 

Yếu tố nghệ thuật của sử thi (biện pháp tu từ, lời kể, giọng điệu, vần nhịp,…) được thể hiện trong đoạn trích là:

Giọng kể: Hào hùng, mang tính chất cộng đồng rộng lớn.

Biện pháp tu từ: 

+ Liệt kê ; “Đoàn người xuống nước. Tức thì cua chết đầy bờ, tôm chết đặc suối, cá sấu trong hang, rắn hổ rắn mai đều kéo nhau nằm dài trên mặt đất” “Đăm Săn ngủ lại để canh thú rừng đến phá rẫy, đuổi lũ két, lũ vẹt, trông chừng bày hươu nai, lợn rừng, gà rừng, chim sẻ, chim ngói.” 

+ So sánh: “Người đi theo đông như bày cà tong, đặc như bày thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Đoàn người đến một con suối.”

+ Nhịp điệu trong các câu văn “Voi đực đóng bành mây, voi cái đóng bành guột.” “Còn H’Nhĭ, H’Bhĭ người thì ngồi may áo ở chòi phía đông, người thì ngồi dưới gầm nhà dệt vải.”

+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo: Đăm Săn bắc thang lên gặp ông Trời xin giống lúa về trồng.

Câu 10. 

Khát vọng của cộng đồng dân cư về lao động được thể hiện trong trích đoạn “Phát rẫy dọn ruộng, đi rừng săn thú” là một khát vọng lớn lao và cao cả. Lao động không chỉ để duy trì cuộc sống mà còn giúp phát triển cuộc sống. Đăm Săn mong muốn có được giống lúa tốt để phát triển trồng trọt, có của ăn của để cho dân làng mình. Không chỉ trồng lúa, Đăm Săn còn có khát vọng mở rộng địa phận, loại hình lao động, không chỉ săn bắn, hái lượm, vật nuôi như lợn, bò, gà,…mà mong muốn đánh bắt thủy hải sản, mở rộng sản xuất để cuộc sống đa dạng và phát triển hơn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question