Đọc hiểu Quê hương - Đỗ Trung Quân ( Trắc nghiệm)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Quê hương - Đỗ Trung Quân ( Trắc nghiệm)

icon-time11/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Quê hương chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung văn bản Quê hương

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.

Theo ĐỖ TRUNG QUÂN


Đề Đọc hiểu Quê hương của Đỗ Trung Quân - Trắc nghiệm

Câu 1. Bài thơ "Quê hương" gợi em nhớ đến một văn bản cùng tên đã học trong chương trình Ngữ văn 8 của tác giả nào?

A. Đỗ Trung Quân 

B. Nguyễn Khoa Điềm

C. Nguyễn Thi

D. Tế Hanh

Đáp án: D.Tế Hanh

=>> Giải thích bài thơ “Quê hương” của tác giả “Tế Hanh”

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt cơ bản của bài thơ ?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Đáp án: C. Biểu cảm

=>> Cảm xúc, dòng trạng thái, tình cảm của tác giả đối với quê hương

Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Đáp án: C. Sáu chữ

Câu 4. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là?

A. Con đò

B. Chùm khế

C. Diều biếc

D. Quê hương

Đáp án: D. Quê hương

=>> bởi cụm từ quê hương cũng chính là chủ đề của bài thơ

Câu 5. Dòng thơ nào không nói về tình cảm quê hương?

A. Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

B. Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá
(Chính Hữu, Đồng chí)

C. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

D. Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ?
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
(Giang Nam, Quê hương)

Đáp án: C. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

( Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

=>> Giải thích: Dòng thơ nói về sự trở lại, sự gặp gỡ giữa người con và nhân dân. 

Câu 6. Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?

A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.

B. Vì đó là nơi mà ta hằng mơ ước được đặt chân tới.

C. Vì đó là nơi mà ta có những người bạn thân.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.

Câu 7. Nội dung của bài thơ Quê hương là gì?

A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta khôn lớn, trưởng thành.

B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, cảm hứng...

C. Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D. Tất cả các ý trên

Câu 8. Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

A. Tự hào về vẻ đẹp của quê hương

B. Yêu mến vẻ đẹp của quê hương

C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương

D.  Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương

Đáp án: C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương

Đọc hiểu Quê hương- Đỗ Trung Quân (Trắc nghiệm)

Trả lời Đọc hiểu Quê hương của Đỗ Trung Quân - Tự luận

Câu 9. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó.

- Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ: So sánh “Quê hương - chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ”.

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình gợi cảm, khiến cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện sự gắn bó, tình cảm sâu nặng của tác giả đối với quê hương. Từ đó cho độc giả thấy được một hình ảnh quê hương mộc mạc, gần gũi nhưng chứ đầy sự ấm áp và tình yêu thương.

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 câu) bày tỏ tình cảm của anh/ chị với quê hương đất nước. 

Đất nước là nơi đem đến cho ta cuộc sống hôm nay, quê hương là nơi nuôi lớn cũng là nơi sẵn sàng chào đón chúng ta mỗi khi trở về. Bởi vậy tình yêu quê hương đất nước đối với em là vô cùng cao cả. Ấy là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, ấy là nơi chôn rau cắt rốn, đặc biệt quê hương là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Khi đã nhìn về quê hương chúng ta hãy hướng về đất nước, một nghìn năm văn hiến, trải qua những khó khăn gian khổ để giành lại độc lập như ngày hôm nay. Bởi vậy chúng ta là những thế hệ trẻ, thế hệ dẫn dắt tương lai hãy luôn cố gắng, học tập, không ngừng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới để đất nước ngày một phát triển và tiên tiến hơn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question