Đọc hiểu Sói và Voi (trắc nghiệm, tự luận)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Sói và Voi (trắc nghiệm, tự luận)

icon-time9/11/2023

Cùng Topbee trả lời đọc hiểu Sói và Voi để thấy rằng sự khác biệt giữa người có giáo dục với những kẻ tiểu nhân, đồng thời là những thông điệp liên quan đến sự dũng cảm nhận lỗi trong việc gây ra lỗi lầm.


Đọc hiểu Sói và Voi - Đề 1 (tự luận) 

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên?

Câu 2: Cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong câu “– Mình thật không hiểu gì cả! Lúc đầu lão có vẻ sợ mình, đã xin lỗi tử tế, thế mà sau đó lại hành động thế này… Thật không sao hiểu nổi!”.

Câu 3. Câu nói của bác Qua "Chủ mày đã hiểu sự khác nhau giữa người hèn kém và người được giáo dục tốt" ở cuối truyện theo anh / chị có ý nghĩa gì không?

Câu 4: Xác định phó từ và nêu ý nghĩa của phó từ trong câu sau: “Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả”.

Câu 5. Hãy nêu bài học có ý nghĩa nhất đối với anh / chị rút ra từ văn bản trên.

Trả lời đọc hiểu

Câu 1

- Văn bản trên thuộc truyện ngụ ngôn

Câu 2:

- Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn:

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

+ Nhấn mạnh sự khó diễn đạt trong cảm xúc của nhân vật.

Câu 3

- Ý nghĩa của câu nói: "Chủ mày đã hiểu sự khác nhau giữa người hèn kém và người được giáo dục tốt" 

+ Nhấn mạnh giá trị của giáo dục, đề cao giáo dục đến với tất cả mọi người. Đồng thời phê phán và những cá nhân hèn kém, chưa có ý thức tiếp thu giáo dục. 

Câu 4:

- Phó từ: Không

- Ý nghĩa: Phó từ chỉ sự phủ định, phủ định lời nói của bác Voi khi nghe những lời nói từ Sói

Câu 5

- Bài học khuyên nhủ chúng ta hãy can đảm, dũng cảm nhận sai và sửa chữa mỗi khi có lỗi. Hãy trân trọng những giá trị thực tại, không đòi hỏi những điều vượt quá giới hạn cho phép. 

Đọc hiểu Sói và Voi

Đọc hiểu Sói và Voi - Đề 2 (trắc nghiệm) 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự Sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2: Tác giả ngụ ngôn đã dùng những từ ngữ nào để miêu tả ngôi nhà của Sói?

A. Rách nát

B. Bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống

C. Bẩn thỉu

D. Sạch sẽ

Câu 3: Khi làm đổ nhà của Sói, bác Voi đã có những hành động như thế nào?

A. Sửa nhà cho Sói

B. Xin lỗi Sói

C. Xin lỗi Sói và sửa nhà cho Sói

D. Bác Voi mặc kệ và bỏ đi.

Câu 4: Câu nói của bác Quạ: “Chú mày ngu lắm! Chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt!” đưa đến cho em bài học gì?

A. Nhấn mạnh giá trị của giáo dục, đề cao giáo dục đến với tất cả mọi người. Đồng thời phê phán và những cá nhân hèn kém, chưa có ý thức tiếp thu giáo dục. 

B. Phê phán những cá nhân hèn kém, chưa có ý thức tiếp thu giáo dục

C. Lời dạy, lời châm biếm của Quạ đến Sói

D. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì? 

A. Sự khác biệt giữa người có giáo dục với những kẻ tiểu nhân.

B. Sự khác biệt giữa người có giáo dục với những kẻ tiểu nhân, đồng thời khuyên nhủ chúng ta hãy can đảm, dũng cảm nhận sai và sửa chữa mỗi khi có lỗi.

C. Tất cả những lỗi lầm đều được tha thứ.

D. Bài học không nên khinh thường người khác, hãy trân trọng những giá trị thực tại, không đòi hỏi những điều vượt quá giới hạn cho phép. 

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: A. Tự Sự

=>> Kể về câu chuyện giữa Sói và Voi

Câu 2: B. Bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống

=>> Nhà cửa của anh, anh chẳng bao giờ quét dọn, sửa sang. Nó bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống.

Câu 3: C. Xin lỗi Sói và sửa nhà cho Sói

=>> “Xin lỗi anh bạn! – Bác Voi nói với Sói – Tôi sẽ sửa ngay cho anh.”

Câu 4: A. Nhấn mạnh giá trị của giáo dục, đề cao giáo dục đến với tất cả mọi người. Đồng thời phê phán và những cá nhân hèn kém, chưa có ý thức tiếp thu giáo dục. 

Câu 5: B. Sự khác biệt giữa người có giáo dục với những kẻ tiểu nhân, đồng thời khuyên nhủ chúng ta hãy can đảm, dũng cảm nhận sai và sửa chữa mỗi khi có lỗi.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question