Đọc hiểu Sự gặp gỡ phương Tây (Một thời đại thi ca)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Sự gặp gỡ phương Tây (Một thời đại thi ca)

icon-time8/11/2023

Cùng Topbee trả lời đọc hiểu Sự gặp gỡ phương Tây để thấy rằng thi ca và đời sống xã hội của nước ta đã thay đổi từ những xâm nhập, những ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây.


Đọc hiểu Sự gặp gỡ phương Tây - Đề 1

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản:

A. Phương thức thuyết minh

B. Phương thức nghị luận

C. Phương thức miêu tả

D. Phương thức biểu cảm

Câu 2: Trong văn bản, tác giả chỉ ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào thơ mới 1930 – 1945 là gì?

A. Do sở thích của người đời xưa khác người đời nay

B. Do mong muốn làm nên chuyện khác lạ của một số nhà thơ 

C. Do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội lúc bấy giờ.

D. Do người phương Tây mang theo rất nhiều hàng hóa vào xứ ta

Câu 3: Xác định chức năng của lời dẫn trong ngoặc kép:

A. Luận đề

B. Luận điểm

C. Lý lẽ

D. Dẫn chứng

Câu 4: Bài viết sử dụng phương thức biểu đạt nào để hỗ trợ việc trình bày quan điểm của tác giả?

A. Thuyết minh

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Câu 5. Hàm ý của câu văn “nó (thơ mới) là kết quả không thể không có của một cuộc biến thiên vĩ đại” là gì?

A. Sự ra đời mang tính ngẫu nhiên của phong trào Thơ mới

B. Sự ra đời mang tính tất yếu của phong trào Thơ mới

C. Sự nhường chỗ của thơ cũ đối với Thơ mới

D. Sự chiến thắng vẻ vang của phong trào Thơ mới.

Câu 6. Cái khát vọng được thành thực của Thơ mới được hiểu như thế nào?

A. Mong muốn được nói lên sự thật

B. Mong muốn nhận được sự đồng tình chấp nhận

C. Mong muốn thay đổi cách thức bộc lộ cảm xúc

D. Mong muốn được giãi bày cảm xúc nội tâm 

Câu 7. Đâu là nhận xét không đúng về hiệu quả lập luận của nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản?

A. Chỉ ra quá trình đổi mới của phong trào thơ Mới

B. Giúp người đọc nhận thấy nguyên nhân ra đời của phong trào Thơ mới 

C. Cho thấy sự mới mẻ của thơ mới so với thơ cũ

D. Khẳng định Thơ mới là phong trào thơ ca nghiêm túc, tích cực

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: B. Phương thức nghị luận

=>> Nghị luận về sự xâm nhập, sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào thơ và đời sống xã hội.

Câu 2: C. Do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây vào đời sống xã hội lúc bấy giờ.

=>> Cái ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã đem theo cùng với hàng hóa phương Tây, cái mầm sau này sẽ nảy thành thơ mới. 

Câu 3: C. Lý lẽ

=>> Nhấn mạnh hơn về những khẳng định của văn bản.

Câu 4: D. Biểu cảm

=>> Cảm xúc của tác giả về những thay đổi của thơ mới và xã hội

Câu 5: B. Sự ra đời mang tính tất yếu của phong trào Thơ mới

Câu 6: D. Mong muốn được giãi bày cảm xúc nội tâm 

Câu 7: A. Chỉ ra quá trình đổi mới của phong trào thơ Mới

Đọc hiểu Sự gặp gỡ phương Tây

Đọc hiểu Sự gặp gỡ phương Tây - Đề 2

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ tương phản trong đoạn văn in đậm?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong văn bản nghị luận trên của Hoài Thanh?

Câu 4: Có ý kiến cho rằng đổi mới cần làm khác đi so với trước đó. Anh/chị có đồng ý với quan điểm nói trên không? Vì sao?

Trả lời đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2

-Tương phản: các cụ ưa >< ta ưa

- Tác dụng: 

+ nhấn mạnh sự khác biệt trong quan niệm, lối sống, cảm xúc giữa thời xưa và thời nay

+ Tăng sức thuyết phục cho lập luận về sự thay đổi của thời đại dẫn đến sự ra đời của thơ mới

Câu 3:

- Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong văn bản nghị luận của Hoài Thanh:

+ Bài viết có nghệ thuật lập luận chặt chẽ.

+ Lí lẽ rành mạch.

+ Có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, giữa tính lý luận và cảm xúc, tạo nên sức thuyết phục cho văn bản.

Câu 4:

- Có thể trả lời theo 2 hướng: 

+ Nếu đồng tình: Vì bản chất của sự đổi mới là phải thay thế cái cũ nên cần phải làm khác đi so với cái cũ.

+ Nếu phản đối: Bất cứ sự đổi mới nào cũng cần có sự kế thừa những gì đã có thì mới có hiệu quả, nên đổi mới không thể phủ nhận triệt để những gì đã có.
 

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question