Đọc hiểu Sự tích hoa cúc trắng (2 đề)
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Sự tích hoa cúc trắng: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Theo tác giả, bông hoa cúc biểu tượng cho điều gì? Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua văn bản trên là gì?
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
- Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.
Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng)
Đọc hiểu Sự tích hoa cúc trắng - Đề số 1
Câu 1: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
Câu 2: Theo tác giả, bông hoa cúc biểu tượng cho điều gì?
Câu 3: Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.
Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua văn bản trên là gì?
Trả lời câu hỏi
Câu 1:
Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.
Câu 2:
Theo tác giả, bông hoa cúc biểu tượng cho niềm hi vọng, là liều thuốc quý giúp con gái chữa bệnh cho mẹ và cho sự hiếu thảo của người con đối với mẹ của mình.
Câu 3:
Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”.
Trạng ngữ: Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ
Chủ ngữ: Phật
Vị ngữ: nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”:
Câu 4:
Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua văn bản trên là lòng hiếu thảo của con cái có thể chữa lành mọi vết thương của cha mẹ.
Đọc hiểu Sự tích hoa cúc trắng - Đề số 2
Câu 1. Theo tác phẩm: Lòng hiếu thảo của em đã động đến ai?
A. Trời xanh.
B. Nhà vua.
C. Người dân.
D. Thầy lang.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật người mẹ.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật người con.
D. Lời của nhà sư.
Câu 3. Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?
A. Em bé.
B. Người mẹ.
C. Đức Phật.
D. Nhà sư.
Câu 4. Câu văn "Bông hoa có vô số cánh hoa biểu tượng cho sự sống, cho ước mơ trường tồn của con người, cho khát vọng chữa lành mọi bệnh tật, sau này người ta gọi đó là hoa Cúc" đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Liệt kê.
D. Ẩn dụ.
Câu 5. Vì sao em bé quyết tâm đi tìm thầy lang để chữa bệnh cho mẹ?
A. Vì em bé thương mẹ và muốn mẹ khỏi bệnh.
C. Vì muốn giúp đỡ mẹ.
B. Vì quyến luyến không muốn xa mẹ.
D. Vì chưa thể sống tự lập.
Câu 6. Điều gì khiến Đức Phật cảm động khi nghe câu chuyện của em bé?
A. Số phận bất hạnh của người mẹ.
C. Cảm thương tấm lòng hiếu thảo của em bé.
B. Trí tuệ hơn người của em bé.
D. Tình cảnh đáng thương của em bé.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng ?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo của em bé.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Ca ngợi tình phụ tử.
Câu 8. Vì sao em bé lại xé nhỏ những cánh hoa cúc trắng ?
A. Vì muốn cho bông hoa đẹp hơn.
C. Vì muốn bông hoa có thật nhiều cánh.
B. Vì bông hoa chỉ có năm cánh.
D. Vì em muốn mẹ được sống lâu hơn.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm?
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hóa thân của Đức Phật thành bông hoa cúc trắng trong tác phẩm?
Trả lời câu hỏi
Câu 9. Bài học mà em rút ra sâu sắc nhất sau khi đọc tác phẩm là lòng hiếu thảo của con cái có thể chữa lành mọi vết thương của cha mẹ, chúng ta cần phải biết trân trọng, biết ơn với cha mẹ của mình.
Câu 10.
Sự hóa thân của Đức Phật thành bông hoa cúc trắng trong tác phẩm đã làm cho câu chuyện trở nên thú vị, ly kỳ và hấp dẫn hơn rất nhiều đồng thời cho con người thêm niềm tin vào những điều kì diệu trong cuộc sống.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Sự tích hoa cúc trắng. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.