image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Thăng Long thành hoài cổ

icon-time1/12/2023

“ Thăng Long hoài cổ” là những suy nghĩ, cảm xúc của Bà huyện Thanh Quan khi ghé lại chốn kinh thành xưa cũ. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Thăng Long thành hoài cổ nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

(Thăng Long thành hoài cổ, Bà Huyện Thanh Quan)


Đọc hiểu Thăng Long thành hoài cổ

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ

Câu 3. Những câu thơ nào gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa

Câu 4. Chỉ ra 3 từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

"Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương."

Câu 6. Nêu cảm nhận về cảm xúc của tác giả trong bài thơ

Câu 7. Bài thơ gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về sự cần thiết phải trân trọng những giá trị của quá khứ? Viết câu trả lời cho đoạn văn khoảng 5 câu.


Trả lời Đọc hiểu Thăng Long thành hoài cổ

Câu 1.

- Thể thơ của văn bản: Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2.

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm

Câu 3.

- Những câu thơ gợi lên hình ảnh hoang tàn, phế tích của kinh thành xưa:

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Câu 4.

- 3 từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ: hí trường, thu thảo, tịch dương

Câu 5.

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: Nhân hóa

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Làm cho câu thơ có nhịp điệu

+ Cho thấy rằng không chỉ có thiên nhiên xót xa mà dường như lòng người cũng đau buồn khôn xiết.

Câu 6.

- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Đó là tâm trạng buồn man mác, tiếc thương đối với sự phồn hoa của kinh thành trong quá khứ.

Câu 7.

- Những giá trị xưa cũ trong quá khứ chính là tiền đề quan trọng tạo ra cuộc sống hạnh phúc của chúng ta ngày hôm nay. Ta sẽ không thể nào trưởng thành ở hiện tại và phát triển ở tương lai nếu như đánh mất đi những ký ức ở quá khứ. Những bài học kinh nghiệm từ quá khứ ấy sẽ giúp chúng ta càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Từ ấy, xây dựng cho bản thân cũng như xã hội những giá trị tốt đẹp hơn, giúp đất nước ngày càng phát triển.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question