Đọc hiểu Thu vịnh (trắc nghiệm)
Sau thời gian lui về ở ẩn Nguyễn Khuyến đã chiêm nghiệm thiên nhiên bằng tâm hồn cao đẹp của tác giả với sự thành công của chùm tơ mùa Thu. Trong đó thi phẩm “Thu vịnh” mang một màu sắc ấn tượng đặc biệt đến xao xuyến trái tim độc giả, vậy để hiểu rõ hơn về bài thơ hãy cùng Topbee trả lời đọc hiểu Thu vịnh
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
THU VỊNH
(Nguyễn Khuyến)
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984)
Đọc hiểu Thu vịnh
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thất ngôn xen lục ngôn
Câu 2. Các tính từ được sử dụng trong bài thơ để miêu tả vẻ đẹp mùa thu là:
A. thưa, xanh ngắt
B. lơ phơ, thẹn
C. xanh ngắt, biếc
D. hắt hiu, bóng trăng
Câu 3. Bài thơ trên sử dụng lối gieo vần nào ?
A. Vần lưng
B. Vần hỗn hợp
C. Vần trắc
D. Vần chân
Câu 4. Điểm nhìn để đón nhận cảnh thu của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh là:
A. Điểm nhìn từ trên cao
B. Điểm nhìn từ dưới thấp
C. Điểm nhìn từ gần đến cao xa, từ cao xa lại trở về gần
D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ:
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
A. Nhân hóa, ẩn dụ
B. So sánh, nhân hóa
C. Liệt kê, so sánh
D. So sánh, ẩn dụ
Câu 6. Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là gì?
A. Nhớ nhung, sầu muộn
B. Chán chường, ngán ngẩm
C. U buồn, tủi hổ
D. Cô đơn, u hoài
Câu 7: Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh là bức tranh như thế nào?
A. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ
B. Bức tranh thiên nhiên mới mẻ, kì thú, đậm chất phương xa, xứ lạ.
C. Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt
D. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn
Câu 8. Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” là gì?
Câu 9. Bài thơ khắc hoạ mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ, em có biết bài thơ nào viết về đề tài này không? Hãy ghi lại tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ đó.
Câu 10. Từ nội dung của bài thơ “Thu vịnh” của tác giả Nguyễn Khuyến, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nỗi thẹn của tác giả qua hai câu thơ cuối.
Trả lời đọc hiểu Thu vịnh:
Câu 1: Chọn A. Thất ngôn bát cú
Giải thích: Thể thơ thất ngôn bát cú là thể loại thơ có 8 câu mỗi câu có 7 chữ. Như vậy thì tổng số chữ trong một bài là 56.
Câu 2: Chọn C. xanh ngắt, biếc
Câu 3: Chọn D. Vần chân
Giải thích: Vần chân được gieo vào cuối mỗi dòng thơ
Câu 4: Chọn D. Điểm nhìn từ cao xa, về gần thấp rồi lại đến cao xa
Giải thích:
Nhìn từ cao xa: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Về gần thấp rồi lại đến cao xa:
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Câu 5: Chọn B. So sánh, nhân hóa
So sánh: Nước biếc như tầng khói phủ
Nhân hóa: Mặc bóng trăng (mặc chỉ hành động của con người)
Câu 6: Chọn C. U buồn, tủi hổ
Câu 7: Chọn D. Bức tranh thiên nhiên đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn
Câu 8: Tác dụng của câu hỏi tu từ trong câu thơ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”
- Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điều cho câu thơ.
- Thể hiện được tâm trạng nỗi buồn man mác, àm thổn thức nỗi lòng của thi nhân.
Câu 9:
- Em có biết đến một số bài thơ nổi tiếng khắc hoạ mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ như:
+ Thu ẩm, Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
+ Sang thu (Hữu Thỉnh)
+ Khi thu rụng lá (Lưu Trọng Lư),…
Câu 10:
Nguyễn Khuyến là nhà thơ không những chất chứa một tâm hồn đẹp, ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ. Trong lần lui về quê ở ẩn ông đã chiêm nghiệm thiên nhiên bằng cách trữ tình nhất, phong phú nhất để rồi đem đến cho độc giả một thi phẩm về chùm thơ mùa Thu trong đó bài thơ “Thu vịnh” là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đặc biệt qua hai câu cuối của bài thơ được coi như lời thẹn, nỗi thẹn của tác giả đối chính bản thân ông. Ta có thể hiểu Nguyễn Khuyến đang thẹn về tài thơ thua kém hoặc thẹn vì không có khí tiết cứng cỏi như ông Đào, nhưng chung quy lại ta vẫn thấy rằng hai câu đó vẫn thể hiện lên một tấm lòng chân thực, nỗi niềm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn. Cho dù đã về ẩn dật rồi, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia bộ máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ, đó được coi là đặc trưng tiêu biểu với nhân cách cao cả của tác giả.