![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_mobile.40768fc.jpg)
![image hoi dap](/_nuxt/img/Asked_Questions_desktop.5d6ef50.png)
Đọc hiểu Tiếng hát trong rừng - Hữu Thỉnh
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tiếng hát trong rừng - Hữu Thỉnh: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự đổi thay của thiên nhiên và con người trước âm thanh tiếng đàn ở khổ thơ (2) và (3)? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ (3).
Đọc đoạn trích:
(1) Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
Đường ngổn ngang đường đất còn chảy khét
Cây mát cho người, người mát cho nhau.
(3) Em hát về rừng em hát về cây
Em hát về người đang nghe em hát
Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt
Rừng bỗng quên vừa trận bom đau.
(2) Nhạc ở trong đàn đàn có gì đâu
Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng mảnh
Người bỗng bồn chồn tốt tươi náo động
Tay vẫy tay mình mà tưởng nắm tay ai.
(4) Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao
Những năm Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá
Tiếng hát đi rồi căn hầm còn đó
Thành chiếc hộp đàn giữa lòng đất âm sâu.
(Trích Tiếng hát trong rừng, Hữu Thỉnh, Trường Sơn – Đường khát vọng, NXB Chính trị Quốc gia, 2009)
![Đọc hiểu Tiếng hát trong rừng - Hữu Thỉnh](https://api.topbee.vn/storage/uploads/images/doc-hieu-tieng-hat-trong-rung-huu-thinh_1.jpg)
Đọc hiểu Tiếng hát trong rừng - Hữu Thỉnh
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự đổi thay của thiên nhiên và con người trước âm thanh tiếng đàn ở khổ thơ (2) và (3)?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ (3).
Câu 4. Nội dung câu thơ “Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao” có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Câu 2. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự đổi thay của thiên nhiên và con người trước âm thanh tiếng đàn ở khổ thơ (2) và (3) là:
- Thiên nhiên: Rừng bỗng quên vừa trận bom đau, rừng bỗng chao nghiêng,
- Con người: Anh bỗng quên vừa qua cơn sốt, người bồn chồn tốt tươi náo động/Tay vẫy tay mình mà tưởng nắm tay ai.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa trong câu “rừng bỗng quên vừa trận bom đau”
- Tác dụng:
+ Giúp tác giải diễn đạt ấn tượng, câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm.
+ Cho người đọc thấy được rừng xanh cũng có cảm xúc, trạng thái như con người, biết đau thương do bị bom đạn phá. Khi nghe thấy tiếng đàn hát làm rừng quên đi đau đớn.
+ Thể hiện tình cảm của tác giả: gắn bó và thấu hiểu trước nỗi đau do bom đạn của rừng xanh. Đồng thời, ca ngợi sức mạnh tinh thần kì diệu của tiếng đàn ngân vang trong rừng.
Câu 4.
- Nội dung câu thơ “Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao”: Tiếng đàn hát đã giúp người lính không bị khuất phục, gục ngã trước những khó khăn, gian khổ nơi chiến trường.
- Ý nghĩa:
+ Giúp người đọc thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, sự khó khăn gian khổ của người lính ở chiến trường.
+ Tiếng đàn có sức mạnh diệu kì: là chỗ dựa tinh thần, nâng đỡ tâm hồn cho người lính quên đi những khó khăn, gian khổ để tiếp tục chiến đấu.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục trước những vẻ đẹp của người lính Trường Sơn, dù sống trong gian khổ nhưng vẫn kiên cường, lạc quan, yêu đời với tâm hồn lãng mạn => Hãy trân trọng, tự hào và biết ơn sự hi sinh của người lính để có được hòa bình như hôm nay.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tiếng hát trong rừng - Hữu Thỉnh. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!