Đọc hiểu Tống Trân - Cúc Hoa
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Tống Trân - Cúc Hoa

icon-time20/10/2023

Liệu có mấy ai sẵn sàng hi sinh hết thảy một cuộc sống no ấm để hết lòng sống khổ cực, vất vả chăm sóc giúp đỡ chồng trở thành người tài giỏi. Cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề đọc hiểu Tống Trân - Cúc Hoa nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

TỐNG TRÂN – CÚC HOA

(Truyện thơ Nôm khuyết danh)
(Trích)

Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền
Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn.
Khó nghèo có mẹ có con,
Ít nhiều gan sẻ (1) vẹn tròn cho nhau
Lòng con nhường nhịn bấy lâu
Mẹ ăn cơm ấy ngon đâu hỡi nàng
Cúc Hoa nước mắt hai hàng:
“Lạy mẹ cùng chàng chở quản (2)  tôi
Gọi là cơm tấm cạnh lê (3)
Mẹ ăn đỡ dạ kéo khi võ vàng (4)
Chàng ăn cho sống mình chàng,
Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là.
Kể chi phận thiếp đàn bà,
Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương”.
Thương con mẹ giấu cho vàng,
Bảo rằng gìn giữ để nương tựa mình.
Cúc Hoa trong dạ đinh ninh:
“Lạy mẹ còn có chút tình thương con”.
Tức thì trở lại phòng môn,
Cầm tay đánh thức nỉ non bảo chồng:
“Chàng ơi xin tỉnh giấc nồng,
Nay vàng mẹ thiếp cho dùng một chương”
Kể đoạn Cúc Hoa bán vàng,
Bán cho trưởng giả giàu sang hơn người.
Hai bên giả cả hẳn hoi,
Bắc cân định giả được ngoài tám mươi.
Cúc Hoa trở lại thư trai (5)
“Khuyên chàng kinh sử dùi mài cho hay.
Thiếp xin rước một ông thầy,
Để chàng học tập đêm ngày thiếp nuôi”.
Một ngày ba bữa chẳng rời,
Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng.
Nàng thời nhiều ít cũng xong
Đói no chẳng quản miễn chồng làm nên.
Khấn trời lạy Phật đòi phen:
“Chứng minh phù hộ ước nguyền chồng tôi.
Khuyên chàng khuya sớm hôm mai,
Cố chăm việc học đua tài cho hay.
Một mai, có gặp rồng mây (6)
Bảng vàng may được tỏ bày họ tên (7)
Trước là sạch nợ bút nghiên (8)
Sau là thiếp cũng được yên lòng này”.

(Theo bản in của NXB Phổ thông Hà Nội năm 1961, Bùi Thức Phước sưu tầm & biên soạn, 

NXB Hội nhà văn, 2012)


Tóm tắt tác phẩm

Tống Trân là con cầu tự của một cự phủ ở huyện Phù Hoa, đời vua Thái Tông. Lên ba tuổi thì cha mất, lên tám tuổi thì phải dắt mẹ đi ăn mày. Hôm ấy, Tống Trân dắt mẹ tới nhà của một trưởng giả, con gái của trưởng giả thương tình mang gạo ra cho thì bị cha bắt gặp, bèn bắt nàng lấy Tống Trân làm chồng, và đuổi khéo ra khỏi nhà. Dù vậy, Cúc Hoa vẫn chăm chỉ việc nhà, nàng bán cả vàng mẹ cho để rước thầy về dạy chồng học. Học được nửa năm, vua mở hội thi. Tống Trân tham dự kỳ thi cùng năm nghìn công sĩ. Chàng đậu Trạng nguyên được vua ban áo mão và gả công chúa cùng tuổi cho chàng. Tống Trân lấy nhà nghèo mà từ chối, được vua cho vinh quy bái tổ. Chưa vui sum họp được bao ngày thì Tống Trân phải từ biệt Cúc Hoa về triều nhận chiếu chỉ đi sứ nước Tẩn dài tới mười năm do vua nghe lời tấu xin của công chúa. Tới nước Tần, nhờ trí thông minh và tài khôn khéo Tống Trận không chỉ thoát được những lần hãm hại mà còn giúp vua Tần xử nhiều vụ án rắc rối. Thế nên từ tâm trạng khinh ghét vua Tần chuyển sang mến phục, phong cho “lưỡng quốc Trạng nguyên” và gả công chúa cho chàng. Một lần nữa Tống Trân viện cớ từ chối. Vua Tần không căm ghét mà lại cho xây nhà ở nội thành giúp vua. Ở quê nhà, Cúc Hoa một lòng một dạ, làm lụng vất vả nuôi mẹ, chờ chồng. Thấy Tống Trân bảy năm chưa về, trưởng giả sai người gọi Cúc Hoa về.

Khuyến dụ con gái không được, trưởng giả bèn nhốt và hành hạ nàng. Trưởng giả còn bắt mẹ của Tống Trân xuống ở trong chuồng trâu. Quá đau khổ và quyết thủ tiết chờ chồng, đêm hôm ấy Cúc Hoa trốn khỏi nhà. Đến núi Sơn Vi, nàng định quyên sinh. Thần Sơn Tinh hiểu rõ tình cảnh, hóa thành mãnh hổ, mang thư của nàng qua nước Tần trao tận tay Tống Trân. Nhận được thư, Tống Trân mang vào triều tâu lên vua. Vua Tần cảm động khen ngợi.  Và đồng ý cho Tống Trân về nước trước kỳ hạn năm tháng. Tống Trân trả lời thư cho Cúc Hoa và nhờ mãnh hổ mang về.

Ở nhà, Phú ông đi tìm gặp và đưa Cúc Hoa về rao gả cho đình trưởng. Qua ba năm ở rể của đỉnh trưởng, trưởng giả tổ chức đám cưới linh đình. Cùng lúc ấy Tống Trân trên đường về. Tới đầu làng, biết rõ nguồn cơn, chàng đóng vai người ăn mày vào xin ăn. Chàng len lỗi khắp nhà, tai nghe mắt thấy cảnh Cúc Hoa khóc chồng, thương mẹ chồng, xuống chuồng trâu gặp và nói chuyện cùng mẹ. Tống Trân gặp và biết suy nghĩ, cách đối xử của tất cả mọi người trong tiệc cưới. Tới ngày đình trường rước dâu, Tống Trận cùng quân sĩ xuất hiện. Chàng xét xử phân minh, mẹ con và vợ chồng đoàn tụ.

Ở nước Tần, công chúa Bạch Hoa xin vua cha cho qua Nam Việt sum họp cùng Tống Trân. Giữa biển khơi đoàn ghe tàu bị giông bão đánh chìm, công chúa trôi dạt vào núi Cô Hồng, được bầy hươu rừng cứu sống, nuôi dưỡng. Tống Trân đi săn hươu gặp và đưa công chúa về nhà, phân chia ngôi thứ, gia đình hạnh phúc.

Đọc hiểu Tống Trân - Cúc Hoa

Câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên là: 

A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần 

B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần 

C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba 

D. Có sự việc, cốt truyện và có lời đối thoại  

Câu 2. Các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn truyện là:   

A. Tống Trân, Cúc Hoa, mẹ Tống Trân (người mẹ chồng)

B. Tống Trân, Cúc Hoa, mẹ Cúc Hoa 

C. Tống Trân, Cúc Hoa, trưởng giả 

D. Tống Trân, Cúc Hoa, mẹ Tống Trân (người mẹ chồng), mẹ Cúc Hoa, trưởng giả

Câu 3. Đoạn thoại sau là lời của ai nói với ai, về vấn đề gì? 

“Chàng ơi xin tỉnh giấc nồng,
Nay vàng mẹ thiếp cho dùng một chương”

A. Tống Trân nói với Cúc Hoa về việc bán vàng để lấy tiền ăn học 

B. Cúc Hoa nói với Tống Trân về việc mẹ nàng cho vàng để phòng thân. 

C. Cúc Hoa nói với Tống Trân về việc mẹ chồng cho vàng để làm của hồi môn. 

D. Tống Trân nói với Cúc Hoa về việc mẹ chồng cho vàng để hai vợ chồng làm ăn.  

Câu 4. Hình ảnh mẹ chồng hiện lên qua các câu thơ:  

Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền
Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn.
Khó nghèo có mẹ có con,
Ít nhiều gan sẻ vẹn tròn cho nhau  

A. Cảm động, yêu thương con dâu  

B. Lạnh nhạt, xa cách con dâu 

C. Mang ơn con dâu, cảm thấy hổ thẹn 

D. Thấu tình đạt lí 

Câu 5. Lời thoại “Lạy mẹ còn có chút tình thương con” là kiểu lời thoại nào? Của ai với ai? 

A. Lời đối thoại Cúc Hoa với mẹ mình 

B. Lời độc thoại Cúc Hoa nói với chính mình

C. Lời đối thoại Cúc Hoa nói với chồng mình 

D. Lời đối thoại Cúc Hoa nói với mẹ chồng mình. 

Câu 6. Từ Gạn sẻ được giải nghĩa trong văn bản là: Gạn - chắt lọc và sẻ - chia sớt, chia nhỏ. Cách giải thích nghĩa của từ là: 

A. Phân tích nội dung nghĩa của từ

B. Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa 

C. Nêu định nghĩa 

D. Phân tích các thành tố cấu tạo 

Câu 7. Qua đoạn trích trên, Cúc Hoa hiện lên là người như thế nào? 

A. Người vợ hiền, dâu thảo, hết lòng vì chồng và nhà chồng 

B. Người con ngoan, vâng lời mẹ cha 

C. Người giàu tình yêu thương và trượng nghĩa 

D. Người phụ nữ toan tính, cho chồng tiền ăn học cũng vì tương lai của mình

Câu 8. Cảm nhận của em về nhân vật Cúc Hoa qua đoạn thơ: 

"Một ngày ba bữa chẳng rời,
Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng.
Nàng thời nhiều ít cũng xong 
Đói no chẳng quản miễn chồng làm nên."

Câu 9. Theo em văn bản trên có những chủ đề nào? Hãy xác định chủ đề chính và ít nhất một chủ đề phụ của văn bản.

Câu 10. Đoạn thơ sau cho thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:

"Chàng ăn cho sống mình chàng,
Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là.
Kể chi phận thiếp đàn bà,
Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương”.

Bằng hiểu biết của em và về nội dung của truyện thơ, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.  


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: B → Đặc điểm của truyện thơ trong văn bản trên: có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng văn vần

Câu 2: D → Các nhân vật được nhắc đến và xuất hiện trong đoạn truyện: Tống Trân, Cúc Hoa, mẹ Tống Trân (người mẹ chồng), mẹ Cúc Hoa, trưởng giả

Câu 3: B → Đoạn thoại sau là lời của Cúc Hoa nói với Tống Trân về việc mẹ nàng cho vàng để phòng thân

Câu 4: A → Hình ảnh mẹ chồng hiện lên qua các câu thơ: cảm động, yêu thương con dâu 

Câu 5: B → Lời thoại “Lạy mẹ còn có chút tình thương con” là kiểu lời đối thoại, Cúc Hoa nói với mẹ chồng mình

Câu 6: D → Cách giải thích nghĩa của từ phân tích các thành tố cấu tạo

Câu 7: A → Qua đoạn trích trên, Cúc Hoa hiện lên là người vợ hiền, dâu thảo, hết lòng vì chồng và nhà chồng 

Câu 8: Cảm nhận của em về nhân vật Cúc Hoa qua đoạn thơ:

- Vì chồng và gia đình chồng, lo lắng cho mẹ chồng. Mong gia đình có đầy đủ bữa ăn hàng ngày còn bản thân nàng thì như nào cũng không đáng lo vì chỉ mong chồng có thể công thành danh toại, làm nên sự nghiệp 

Câu 9: Văn bản trên có 2 chủ đề:

- Chủ đề chính: Vẻ đẹp phẩm chất (hiếu thảo, thủy chung) của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa 

- Chủ đề phụ: 

+ Số phận đầy thiệt thòi, vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa 

+ Tình thương yêu của mẹ chồng đối với nàng dâu trong xã hội đầy ngang trái xưa 

Câu 10: Trình bày các lí lẽ và bằng chứng để bàn luận về: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

- Người thiệt thỏi, vất vả, biết hy sinh, chịu đựng nhưng cũng là người đầy hiếu thảo, thủy chung, hết lòng hết dạ vì nhà chồng, con .

- Chấp nhận chịu khổ (nhịn ăn, nhịn uống) để chồng có thể có cơ hội học tập, có tiền đồ sáng lạng 

- Hy sinh tất cả của cải hay những gì mình có để tạo cơ hội cho chồng học tập đỗ đạt 

- Họ tự nhận thân phận thiệt thòi, cam chịu những định kiến xã hội và không có quyền tự quyết cuộc đời của mình 

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question