image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng

icon-time27/10/2023

“Trăng đồng quê” la một bài thơ hay và đầy cảm xúc của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng - ảnh 1

Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng - Đề 1

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Biện pháp tu từ chính nào được sử dụng trong bài thơ?

Câu 3. Cảm xúc chủ đạo của người viết được thể hiện trong bài thơ này là gi?

Câu 4. Nếu nội dung chính của bài thơ

Câu 5. Bài thơ gieo vần gì?


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng - Đề 1

Câu 1.

- Bài thơ được viết theo thể thơ: Ngũ ngôn

Câu 2.

- Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài thơ: Biện pháp nói quá

Câu 3.

- Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ là sự say mê, ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên

Câu 4.

- Nội dung chính của bài thơ là miêu tả lại một đêm trăng ở vùng đồng quê

Câu 5.

- Bài thơ được gieo vần chân

Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng - ảnh 2

Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng - Đề 2

Câu 1. Việc sử dụng các động từ thao thức, hát, mở mắt góp phần thể hiện vẻ đẹp gì của đêm trăng?

Câu 2. Từ “thao thức " trong câu "Bầy chim cũng thao thức" miêu tả hành động như thế nào?

Câu 3. Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ trên?

Câu 4. Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ? (Trình bày bằng 6-8 câu)

Câu 5. Qua bản trên, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp gì? (trình bày bằng 3-5 câu)


Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Trăng đồng quê của Nguyễn Lãm Thắng - Đề 2

Câu 1.

- Những động từ thao thức, hát, mở mắt đã góp phần khiến cho vẻ đẹp của đêm trăng càng được nhấn mạnh thêm gấp bội. Vẻ đẹp ấy khiến cho cả cảnh vật xung quanh cũng phải thốt lên những lời cảm thán, ca ngợi.

Câu 2.

- Từ “thao thức " trong câu "Bầy chim cũng thao thức" miêu tả hành động mong nhớ tới không thể ngủ được, không thể quên đi được.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ không có trong bài thơ trên là: Biện pháp Ẩn dụ.

Câu 4.

- Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ này là những gì trong sáng, tự nhiên nhất của thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ khiến con người say đắm, mà dường như vạn vật cũng không thể thoát ra khỏi vẻ đẹp ấy. Đó là những điều mộc mạc, bình dị mà chúng ta dễ dàng bắt gặp được ở những vùng đồng quê. Không chỉ có vẻ đẹp huyền bí của trăng, đó còn là hương thơm ngát của sen đêm hè, là mùi sữa ngọt của hương lúa mới hòa quyện với nhau, tạo nên một hương thơm đồng nội độc đáo. Các loài chim dường như cũng không thể không mê đắm cảnh đẹp trong vắt ấy, hòa cùng với những chú dế tạo nên khúc nhạc ca độc nhất. Ban đêm hay ban ngày giờ đây ranh giới cũng như bị xóa nhòa đi, chỉ còn lại vẻ đẹp ở lại trong tiềm thức mỗi người.

Câu 5.

- Qua bài thơ trên, em nghĩ rằng tác giả đã mang đến cho chúng ta bài học về tình yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên xung quanh mình. Thiên nhiên là cái nôi cho sự sống, vẻ đẹp của thiên nhiên chính la vẻ đẹp của sự sống, của nhựa sống đang chảy trôi xung quanh chúng ta. Chúng ta phải biết trân trọng cũng như bảo vệ được sự bình dị, mộc mạc và trong trẻo ấy của thiên nhiên.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question