18 câu hỏi bộ đề Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó (trắc nghiệm, tự luận)
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên: Hoàng Thị Dung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên: Hoàng Thị Dung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn
Nam Cao là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, các tác phẩm của ông thường phản ánh hiện thực về cuộc sống bần cùng, nghèo đói của những người nông dân hiền lành, chất phác. Hãy cùng với Topbee đến với bài viết Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - một tác phẩm khác của Nam Cao mang thiên hướng hiện thực xã hội nhé!.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Mẫu 1
Câu 1. Em hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Đề tài của truyện ngắn là gì?
Câu 3. Nêu khái quát nội dung chính của truyện Trẻ con không được ăn thịt chó?
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: "Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào cũng gần dính lưng"
Câu 5. Câu văn: "Bụng đứa nào cũng gần dính lưng" gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 6. Ý nghĩa của câu truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó là gì?
Câu 7. Nêu tình huống truyện Trẻ con không được ăn thịt chó?
Câu 8. Cảm nhận của em về nhân vật "Thị" trong truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó của Nam Cao?
Trả lời câu hỏi
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2 .
- Đề tài của truyện ngắn: Cuộc sống nghèo khổ, u tối đến bước đường cùng của người nông dân.
Câu 3.
- Nội dung chính của truyện: nhằm khắc họa, tái hiện lại một cách chân thực khung cảnh làng quê nghèo và tình cảnh thê thảm trước nạn đói của nhân dân Việt Nam trước năm 1945, đồng thời nói lên số phận khốn khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ khi lấy phải người chồng kém cỏi, lười biếng, không có chỉ tiến thủ, khiến đàn con thơ phải nhịn đói, chịu rét, chịu khổ.
Câu 4.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ : Chúng..
- Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảnh khốn khổ, đói khát, thèm muốn được ăn của những đứa trẻ, chúng thở dài thườn thượt, mòn mỏi, chờ đợi trong vô vọng chỉ vì lời hứa xuông từ miệng của bố chúng nó.
Câu 5.
- Câu văn: "Bụng đứa nào cũng gần dính lưng" gợi cho em suy nghĩ về hình ảnh nghèo khó, không có cơm ăn của những em bé đói khát, gầy gò đó chính là tác nhân của thảm kịch nạn đói 1945 khiến người đọc tưởng tượng hình ảnh phải ca thán, rùng mình, xót thương.
Câu 6.
- Ý nghĩa của truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó” thể hiện giá trị nhân văn, bài học sâu sắc:
+ Phê phán lối sống ích kỷ, thói tham ăn tục uống của một số bộ phận người nông dân khi không thèm để ý hoàn cảnh sống trước mắt, chỉ lo cái hiện tại và mặc kệ tương lai.
+ Ca ngợi tấm lòng, đức hi sinh của người mẹ, người vợ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn lo lắng, yêu thương, chăm sóc cho con cái làm tròn trách nhiệm
Câu 7.
- Cốt truyện tình huống: xoay quanh một gia đình đông con, người bố thì nghiện rượu, thích ăn thịt chó, nghiện món ăn đến mức sẵn sàng ăn chịu khắp các cửa hàng, thậm chí hắn còn hứa xuông dụ những đứa con cùng nhau bắt thịt nốt con chó trong nhà và mời bạn bè đến ăn nhậu, trong khi đó vợ con chỉ biết đứng nhìn cùng những giọt nước mắt, không được ăn dù chỉ là miếng thịt.
Câu 8.
Nhân vật "thị" là một người phụ nữ khốn khổ, chịu nhiều tủi nhục khi lấy phải một người chồng nghèo, ích kỉ, xấu tính tham ăn, ham rượu chè, bỏ bê vợ con. Nhưng đồng thời Thị còn là một người vợ biết lo toan, tính toán, mặc dù thị luôn phải đối mặt với những bi kịch dồn dập của việc thiếu miếng ăn, thiếu tiền nhưng thị vẫn quan tâm đến các con mình, tuy không có nhiều của cải vật chất nhưng vẫn cố gắng dành chút tiền nhỏ để mua quà cho con khi đi chợ về. Chỉ cần nghĩ đến cảnh chúng vui mừng khi thấy mấy cây mía lách mẹ mang về là thị lại tủm tỉm cười hạnh phúc. Qua đó cho ta thấy thị là một người mẹ yêu thương các con vô điều kiện, sẵn sàng hi sinh những điều tốt đẹp cho các con và là người có hạnh phúc gian đơn, không mong cầu những điều gì quá xa vời.
Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Mẫu 2
Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Tự Sự
Câu 2: Người kể chuyện trong văn bản trên là người kể ngôi thứ nhất ?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: Văn bản "Trẻ con không được ăn thịt chó" viết về đề tài gì?
A. Người trí thức
B. Người nông dân
C. Người phụ nữ
D. Trẻ em
Câu 4: Xác định thành ngữ trong đoạn văn sau: “Chà, cái con mụ la sát này thật là chua ngoa. Nó bảo người kia: Ăn mà không muốn trả thì ăn này, ăn nọ cho con nó. Miếng ăn là miếng nhục. Thế này thì khó lòng mà nuốt cho trôi được. Hắn thở dài một tiếng, quay trở về..”
A. Chà, cái con mụ la sát này thật là chua ngoa
B. Thế này thì khó lòng mà nuốt cho trôi được
C. Miếng ăn là miếng nhục.
D. Hắn thở dài một tiếng, quay trở về..
Câu 5: Những câu văn “Nhưng biết làm sao được? Đã đành quà của nó, chỉ một đồng trinh là đủ. Nhưng không thể đong một hào chín xu rưỡi gạo” là lời của ai?
A. Là lời của người kể chuyện nhưng mang giọng điệu của người mẹ
B. Lời của tác giả
C. Lời của nhân vật hắn
D. Lời của những đứa con
Câu 6: Hành động của nhân vật "hắn" trong văn bản trên có ý nghĩa gì?
A. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp địa chủ và người nông dân
B. Phản ánh sự trăn trở tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo đói của người nông dân
C. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
D. Phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận người nông dân
Câu 7. Qua hình ảnh nhân vật người mẹ trong văn bản trên, nhà văn muốn khẳng định điều gì?
A. Số phận bất hạnh của người phụ nữ
B. Tình cảnh đáng thương của những đứa con
C. Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong cảnh ngộ khốn cùng.
D. Cả A và B
Câu 8. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: "Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa."
A. Biện pháp tu từ so sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Miêu tả
Câu 9: Nêu tác dụng của phép lặp trong đoạn văn sau: “Hắn dùng dằng không nỡ bước. Trong khi ấy thì nước dãi từ từ dâng lên miệng hắn. Rượu… thịt chó!… Rượu… thịt chó!… Trước mắt hắn lại lập loè hai sắc: vàng bóng và xanh nhợt. Hắn nuốt nước dãi kêu ừng ực. Rồi hắn tặc lưỡi kêu một cái ...đừng do dự nữa.”
Câu 10: Hình ảnh "Người mẹ xịu ngay mặt xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giẫy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cùng khóc theo." gợi cho em cảm xúc gì?
Trả lời câu hỏi
Câu 1. D → Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tự sự
Câu 2. B → Người kể chuyện trong văn bản trên là người kể ngôi thứ ba
Câu 3. B → Văn bản trên viết về đề tài người nông dân
Câu 4. C → Thành ngữ trong đoạn văn: Miếng ăn là miếng nhục
Câu 5. A → Câu văn là lời của người kể chuyện nhưng mang giọng điệu của người mẹ
Câu 6. D → Hành động của nhân vật "hắn" trong văn bản trên có ý nghĩa phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận người nông dân
Câu 7. D → Qua hình ảnh nhân vật người mẹ trong văn bản trên, nhà văn muốn khẳng định: số phận bất hạnh của người phụ nữ và tình cảnh đáng thương của những đứa con
Câu 8. A → Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là tu từ so sánh
Câu 9.
- Phép lặp trong đoạn văn: “Rượu… thịt chó!… Rượu… thịt chó!....”
- Tác dụng:
+ Khẳng định mối quan tâm duy nhất trong lòng nhân vật lúc này là rượu và thịt chó → Khắc họa một cách chân thực về thói hám ăn, sự ích kỉ, vô tâm của nhân vật, chỉ hưởng đến khát vọng của bản thân mà không để ý những người thân xung quanh mình.
Câu 10.
Qua hình ảnh trong đoạn “Người mẹ… Khóc theo” gợi cho em cảm xúc phẫn nộ vì người chồng bác bẽo, tàn nhẫn chỉ biết ăn những lại không biết làm, mời người ngoài ăn bữa no nhưng lại không để cho vợ và con mình được no. Đồng thời con phảng phất những dòng cảm xúc thương xót cho số phận của người phụ nữ thuở xưa và những em nhỏ phải chịu đói đến trơ xương.