image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Truyền thống văn hóa của dân tộc ta đã được hun đúc

icon-time21/12/2023

Truyền thống văn hóa của dân tộc ta đã được hun đúc, tích lũy, chọn lọc trên bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. Hãy cùng Topbee tìm hiểu về nên văn hóa đất nước ta qua bài đọc hiểu dưới đây nhé !

Đọc hiểu Truyền thống văn hóa của dân tộc ta đã được hun đúc

Đọc hiểu "Truyền thống văn hóa của dân tộc ta đã được hun đúc…"

Câu 1: Theo tác giả đoạn trích, bản chất của nền văn hóa dân tộc là gì ?

Câu 2: Vì sao sự tiến bộ về vật chất, tri thức khoa học nhiều lúc không song hành cùng với sự tiến bộ về văn hóa ?

Câu 3: Tại sao giáo dục và văn hóa là hai yếu tố cốt lõi làm nên một nền văn hóa ?

Câu 4: Xác định trợ từ trong câu sau: “Chính giáo dục là hạt nhân để cấu tạo con người, đạo đức là yếu tố nền tảng để con người phát triển đúng hướng và văn hóa là nhựa sống, là nét đẹp nội tâm được phát tiết ra từ trong cách ứng xử, giao tiếp” ?

Anh/ Chị có cùng quan điểm với tác giả: “Thiếu văn hóa chúng ta xử sự với nhau thiếu lịch sự, thô lỗ, mất cảm thông, mất vô tư trong sáng ” ? Vì sao ?

Câu 5: Suy nghĩ của em về nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh (3-5 câu)

Truyền thống văn hóa của dân tộc ta đã được hun đúc…"

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu

Câu 1:

Theo tác giả, bản chất của nền văn hóa dân tộc là tính tự hào, tính đoàn kết, tính nhân ái, biết tôn trọng tự do và hạnh phúc của người khác, biết hy sinh vì đại nghĩa, biết xa lánh và đẩy lùi cái xấu cái ác ra khỏi lòng mình.

Câu 2 :

Sự tiến bộ về vật chất, tri thức khoa học nhiều lúc không song hành cùng với sự tiến bộ về văn hóa vì : Tiến bộ vật chất chưa chắc đã có văn hóa, tri thức khoa học chưa chắc đã có văn hóa, nếu sự tiến bộ và tri thức đó được sử dụng để phục vụ cho tham vọng cá nhân hay một nhóm người, phục vụ cho sự tàn phá và hủy diệt loài người

Câu 3 :

Giáo dục và văn hóa là hai yếu tố cốt lõi làm nên một nền văn hóa vì :

- Giáo dục là yếu tố hạt nhân tạo nên một con người có tri thức để nhận biết những vấn đề trong cuộc sống. 

- Đạo đức là yếu tố gốc rễ, nền tảng để định hướng con người phát triển đúng hướng, biết cách ứng xử, giao tiếp chuẩn mực trong cuộc sống.

Câu 4 :

- Trợ từ trong câu là từ “Chính”

- Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả vì :Văn hóa là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Văn hóa là thước đo sự hiểu biết của con người. Vì vậy người có văn hóa sẽ có cách ứng xử lịch thiệp không thô lỗ,…

Câu 5 :

Ở mọi lứa tuổi, ứng xử luôn được coi là chuẩn mực để chúng ta đánh giá sự hiểu biết, khéo léo của một con người. Nhất là ở lứa tuổi học sinh, độ tuổi mà các em đang từng bước nhận thức và tiếp thu các kiến thức về văn hóa xã hội. Ngày nay có rất nhiều tình trạng học sinh cư xử chưa phù hợp với chuẩn mực và lứa tuổi, điều đó làm ảnh hưởng đến nền văn hóa và gây ấn tượng xấu cho mọi người. Vậy phải làm sao để gìn giữ nét đẹp trong văn hóa ứng xử của học sinh? Có nhiều người sinh ra đã biết cách ăn nói, ứng xử nhưng có nhiều người cần phải cố gắng rèn luyện từng ngày thì mới có thể ứng xử tốt. Một người có cách ứng xử khéo léo, đúng mực thì luôn tạo được thiện cảm, yêu mến của những người xung quanh. Vậy nên trong môi trường giáo dục cần rèn luyện cho các em về cách ứng xử sao cho đúng, giúp học sinh nhận thức được sự thô lỗ, bất lịch sự hay còn thiếu sót trong cách ứng xử của mình. 

 

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question