image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu tùy bút Tự tình cùng cái đẹp

icon-time1/10/2023

Nhà giáo Chu Văn Sơn là một người thầy đáng kính đã từng giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay và ấn tượng cho cuộc đời. Hãy cùng Topbee trả lời câu hỏi Đọc hiểu tùy bút Tự tình cùng cái đẹp nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

" Là thứ hoa đạm bạc vào bậc nhất, lau mang trong mình một chút thiền ý. Thiền ý về cái lẽ sắc không của tồn sinh. Không màu mè, không hình nét. Có sắc mà vô sắc. Là hoa mà như không phải hoa. Có mà như không có. Hoa lau nhắc ta nhiều nhất về sự chập chờn mong manh của phận người. Cũng là nhắc về cái bạc lý bạc nghĩa của sự tồn sinh. Có lẽ vì thế mà thiền nhân bao đời thường thấy nhân gian trong một thoảng hoa lau. Nhiều khi cử ngắm mãi cái bông trắng hiu hắt bất định ấy, chính tôi cũng từng lâm vào nghi hoặc : nó là hoa hay không phải hoa ? Nó là hoa lau hay chỉ là cái bóng nhòe mờ, phôi pha của một loài hoa nào khác ?
Nhưng nó cũng nhắc ta về ý nghĩa bền bị của sinh tồn. Mỗi tồn sinh trên cõi này chỉ là một bóng hiu hắt, một thoảng chập chờn, thế thôi. Có nghĩa gì lắm đâu. Nhưng mà vẫn cố. Vẫn thản nhiên. Vẫn cứ mim bông lau. Nên lau đâu có giấu mình. Trái lại, luôn vươn mình. Mọi loài hoa đều sợ gió. Gió làm phai sắc, nhạt hương, rã cánh. Gió thành kẻ thù của hoa. Nhưng riêng lau thì không sợ gió. Lau chung tình cùng gió, nô giỡn, cợt cười cùng gió. Lau chờ gió để được tung bờm. Lau nương gió để cùng khiêu vũ. Đứng ra bờm trong sương sớm, nhưng một khi nắng lên, gió dậy là nó lại tung những chỏm bờm ánh bạc, rung động, nào nức như muốn tung mình tề phi cùng gió. Chỉ mình nó nô giỡn với lãng quên, làm cho lãng quên đỡ phần cô tịch... Song, có lẽ phải trong canh khuya mới thấy hoa lau nhẫn nại thế nào. Nó gục đầu vào sương khuya. Nhưng sương khuya đâu phải là điểm tựa. Sương khuya lại từng giọt đậu lên đầu nó, dụi mình vào nó. Nó tìm nơi tựa, rốt cục lại phải làm chỗ tựa cho kẻ khác. Nó chỉ còn biết tựa vào chính mình. Đành tìm sự vững vàng trong thể chọn von. Lấy cái chênh chao để làm sự cân bằng. Cử thế, nó yên phận làm lau để an ủi mặt đất này.”

(Trích: Tuỳ bút Tự tình cùng cái đẹp, Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn 2019) 

* Tác giả Chu Văn Sơn: Ngày sinh: sinh năm 1962, mất năm 2019- Quê quán: Đông Hương. Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Chu Văn Sơn là một nhà văn tải hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê binh, ông có nhiều phát hiện tinh tế. sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ. và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.


Đọc hiểu Tự tình cùng cái đẹp

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản 

Câu 2: Hoa lau nhắc ta nhiều nhất về điều gì?

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chính trong đoạn văn sau: “Chỉ mình nó nô giỡn với lãng quên, làm cho
lãng quên đỡ phần cô tịch... Song, có lẽ phải trong canh khuya mới thấy hoa lau nhẫn nại thế nào. Nó gục đầu vào sương khuya. Nhưng sương khuya đâu phải là điểm tựa. Sương khuya lại từng giọt đậu lên đầu nó, dụi mình vào nó”

Câu 4: Thời điểm nào trong ngày cho thấy sự nhẫn nại của hoa lau rõ nhất?

Câu 5: Tìm những chi tiết viết về những đặc tính của lau.

Câu 6: Nhận xét về ngôn ngữ tuỳ bút trong đoạn văn sau: “Lau chung tình cùng gió, nô giỡn, cợt cười cùng

gió. Lau chờ gió để được tung bờm. Lau nương gió để cùng khiêu vũ. Đúng rủ bờm trong sương sớm,

nhưng một khi nắng lên, gió dậy là nó lại tung những chỏm bờm ảnh bạc, rúng động, náo nức như muốn

tung mình tề phi cùng gió. Chỉ mình nó nô giỡn với lãng quên, làm cho lãng quên đỡ phần cô tịch... "

Câu 7: Theo tác giả lau làm bạn với những sự vật nào ?

Câu 8: Tình cảm của tác giả dành cho lau như thế nào?

Câu 9: Từ nội dung văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ sống của con người đối với cái đẹp?

Đọc hiểu Tự tình cùng cái đẹp

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Nghị luận

Câu 2:

- Hoa lau nhắc ta nhiều nhất về: Sự chập chờn mong manh của phận người

Câu 3:

- Biện pháp tu từ chính được sử dụng: Phép điệp ngữ

Câu 4:

- Thời điểm thấy rõ nhất sự nhẫn nại của hoa lau là: Trong canh khuya

Câu 5:

- Những chi tiết viết về đặc tính của hoa lau:

+ Nhưng riêng lau thì không sợ gió

+ Lau chờ gió để được tung bờm

Câu 6:

- Ngôn ngữ tùy bút trong đoạn văn trên vừa sinh động, vừa mang giọng điệu tâm tình như đang tâm sự về một người bạn, một người tri kỉ. Tuy chỉ dùng những từ ngữ đơn giản thế nhưng tác giả đã đưa được những nét đẹp riêng biệt của cây lau thể hiện rõ qua những con chữ. Có thể nói ngôn ngữ tùy bút trong đoạn trích này đã đạt được tới một cấp bậc cao hơn của sự miêu tả thông thường

Câu 7:

- Theo tác giả lau làm bạn với gió và sương đêm

Câu 8:

- Tác giả dành cho lau một tình cảm đặc biệt, đó không phải chỉ là sự yêu mến, mà còn là sự trân trọng, nâng niu  dành cho một loài hoa đặc biệt với ông

Câu 9:

- Con người cần sống hướng thiện đối với cuộc sống này. Chúng ta không thể sống vô cảm với những điều xung quanh mình. Sống hướng tới cái đẹp để bản thân mình cũng cảm nhận được những điều mà cái đẹp mang lại cho cuộc sống.

 ---------------------------------------

Trên đây là bài Đọc hiểu tùy bút Tự tình cùng cái đẹp. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn văn!

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question