Đọc hiểu Tỳ bà
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Tỳ bà

icon-time6/11/2023

Cùng Topbee trả lời những câu hỏi đọc hiểu Tỳ bà để thấy được những đặc sắc trong thơ của tác giả Bích Khê và cách kết hợp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ. 

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

TỲ BÀ
(Bích Khê)

“Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tay êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi

Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê

Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
Cây đàn yêu đương run trong mơ
Hồn về trên môi kêu: em ơi
Thuyền hồn không đi lên chơi vơi

Tôi qua tìm nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông.”

(Theo Thơ Bích Khê tuyển tập, Thanh Thảo – Lại Nguyên Ân tuyển chọn, NXB Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, 2005)


Đọc hiểu Tỳ bà - Đề 1 (tự luận) 

Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ? 

Câu 2. Yếu tố thanh điệu trong văn bản trên có gì đáng chú ý? 

Câu 3. Xác định các yếu tố tượng trưng trong bài thơ?

Câu 4. Nêu tác dụng của yếu tố thanh điệu trong việc thể hiện nội dung văn bản?

Câu 5. Bài thơ Tỳ bà của Bích Khê gợi anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào của Bạch Cư Dị? Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ?

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: 

- Những nỗi niềm, những tương tư về cô gái của nhân vật trữ tình. 

Câu 2: 

- Yếu tố thanh điệu đặc trưng: Dùng vần bằng, đồng âm cuối trong từng câu thơ.

Câu 3: 

- Yếu tố tượng trưng trong bài thơ: Sao và hoa

Câu 4: 

- Yếu tố thanh điệu tạo nên nhịp điệu về sự đồng nhất của âm cuối, lối bình thanh này đã tạo ra âm hưởng buồn sâu lắng, cảm giác trong nhẹ dễ thăng hoa. 

- Cấu trúc âm nhạc trong bài thơ dựa vào âm bằng đã tạo ra âm thanh nổi thật quyến luyến, thiết tha về cõi xa mờ không thể nào dứt bỏ

Câu 5:

- Bài thơ Tỳ bà của Bích Khê gợi liên tưởng đến bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị

- Giống nhau: 

+ Dùng tiếng đàn tỳ bà để khơi gợi thân phận người phụ nữ

- Khác nhau:

+ Tỳ bà của Bích Khê dùng tiếng đàn để bày tỏ với người phụ nữ (nàng)

+ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị dùng tiếng đàn để cảm thương những thân phận “tài hoa bạc mệnh”. 

Đọc hiểu Tỳ bà

Đọc hiểu Tỳ bà - Đề 2 (trắc nghiệm)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 

A.Tự do

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Bảy chữ

D. Lục bát

Câu 2: Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

"Trăng nay không nàng như trăng thiu

Đêm nay không nàng như đêm hiu"

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Phóng đại

Câu 3: Nỗi buồn của tác giả được luôn chuyển theo thứ tự hình ảnh của loài cây nào?

A. Cây đào, cây tùng, cây ngô

B. Cây ngô, cây đào, cây tùng

C. Cây tùng, cây đào, cây ngô

D. Tác giả không đề cập đến nỗi buồn với hình ảnh loài cây.

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Lời khiển trách của nhân vật trữ tình đối với cô gái.

B. Nỗi buồn của nhân vật trữ tình khi cô gái quên lời thề.

C. Sự tương tư, những nhớ nhung của nhân vật trữ tình về cô gái.

D. Nỗi buồn của cô gái khi phải chia lìa chàng trai.

Câu 5: Tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện với cô gái qua bộ phận nào trên cơ thể? 

A. Đôi môi

B. Đôi mắt

C. Trái tim

D. Tất cả đáp án trên

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: C. Bảy chữ

Câu 2: A. So sánh

Câu 3: A. Cây đào, cây tùng, cây ngô

Câu 4: C. Sự tương tư, những nhớ nhung của nhân vật trữ tình về cô gái.

Câu 5: A. Đôi môi

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question