Đọc hiểu văn bản Lúa và Cỏ
“Lúa và cỏ” là câu truyện thần thoại đầy ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu văn bản Lúa và Cỏ nhé!
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đọc hiểu văn bản Lúa và Cỏ - Đề 1
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Thuyết minh
Câu 2. Nội dung chủ yếu của văn bản là:
A. Lí giải về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.
B. Lí giải về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam.
C. Lí giải về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hoá, tổ sư các nghề.
D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật.
Câu 3. Hạt lúa được Trời hoá phép có những đặc điểm gì?
A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ.
B. Hạt lúa khổng lồ, tự nhiên mọc lên, loài người chỉ cần ra ruộng mang về đủ số gạo ăn, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn trở lại như cũ.
C. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, gặt hái và mang về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa.
D. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, hạt lúa tự lăn về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa.
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Khi hạt lúa lăn đến cửa, không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình, bèn quay sang nhà khác.
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê
Câu 5. Theo văn bản, vì sao hạt lúa sau này lại có kích thước nhỏ đi?
A. Vì lúa giận người chủ nhà không tiếp đón mình chu đáo, cẩn thận.
B. Vì người chủ nhà thờ ơ, lười biếng đã không chịu nghe lời dặn của Trời.
C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh.
D. Vì Thiên thần làm ăn tắc trách, nhầm lẫn giữa cỏ và lúa.
Câu 6. Chi tiết trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất có ý nghĩa gì?
A. Muốn lúa tốt phải làm cỏ.
B. Sự ra đời của cỏ và lúa.
C. Sức sống của cỏ và lúa.
D. Cách chăm sóc cỏ và lúa.
Trả lời Đọc hiểu văn bản Lúa và Cỏ - Đề 1
Câu 1. C => Dựa vào đặc điểm riêng biệt của các phương thức biểu đạt.
Câu 2. D => Khi đã biết rõ việc ấy, Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hoá làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và phải kéo cày cho loài người trồng lúa/ Trời đặt ra một vị thần để trông nom lúa gạo.
Câu 3. A => Trời bèn hoá phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ việc đưa tay ra hứng là có số gạo đủ ăn trong ngày.
Câu 4. B => “không thấy”, “bèn quay sang”
Câu 5. C => Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh.
Câu 6. A => Dựa trên ý nghĩa của câu nói trên.
Đọc hiểu văn bản Lúa và Cỏ - Đề 2
Câu 1. Theo văn bản, loài người phải làm gì để hạt lúa được sống dậy?
Câu 2. Chi tiết Trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm đã thể hiện khát vọng gì của nhân dân ta xưa?
Câu 3. Từ câu chuyện Lúa và cỏ, anh/chị rút ra được bài học gì cho mình? (Trả lời bằng 4-5 câu).
Trả lời Đọc hiểu văn bản Lúa và Cỏ - Đề 2
Câu 1.
- Theo văn bản, để hạt lúa được sống dậy loài người phải: “làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi trổ bông sinh hạt. Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng”.
Câu 2.
- Chi tiết Trời phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất, tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ của nhân dân ta từ xa xưa.
Câu 3.
- Từ câu chuyện “Lúa và Cỏ”, ta có thể thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ lương thực trong cuộc sống. Để có được thức ăn, chúng ta phải trải qua rất nhiều công sức mới có thể hình thành. Bởi vậy, việc không trân quý thực phẩm không chỉ là không tôn trọng thức ăn mà đó còn không tôn trọng những người đã vất vả làm ra nó. Mỗi người chúng ta mỗi khi ăn uống đều phải biết ơn những những công sức của những người đã sản xuất ra nó.