Đọc hiểu Về ăn cơm mẹ
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Về ăn cơm mẹ: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Trong đoạn trích trên, tác giả viết về đối tượng nào? Nếu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: “Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình. Nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm. Chợt thèm... rau đắng nấu canh...” Tìm các từ láy trong câu: "Câu hát ai buông sao mà bùi ngùi, da diết thế"
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
"Những năm tháng phiêu bạt xứ người, thổn thức trong tôi là nỗi nhớ da diết bữa cơm quê dân dã, chân chất vị nắng mưa mà mẹ đã trọn lòng gửi vào đó tình yêu thương đậm đà…
Còn gì ấm áp hơn khi được ngồi bên mâm cơm đủ đầy các thành viên gia đình, quây quần trên chiếc chiếu hoa đậm hồn quê xứ, khỏi tỏa bàng bạc quấn quýt giữa những khuôn mặt ánh lên niềm hạnh phúc, bình yên.
Chỉ được về nhà ăn một bữa đạm bạc mẹ nấu cũng đủ khiến lòng mình xoa dịu những chông chênh, va vấp, mà nương níu trong vành nôi quê xứ em giấc ca dao. Không dưng, mọi bức bối, hẫng hụt nơi phố xá gói trọn trong hai chữ: Yên bình.
Hạnh phúc của mẹ là lúc được tảo tần nấu bữa cơm quê ngọt bùi thơm thảo, cho bầy con mãi còn bé bỏng trong mắt Người. Hạnh phúc của mẹ là khi được nhìn các con ăn ngon trong vòng tay chở che ấm áp, của mảnh đất quê nhà nghĩa tình muối mặn gừng cay. Ai cũng có những khao khát vẫy vùng như cánh diều giấy vươn mình lên xa thẳm, đừng để một ngày cánh diều ấy đứt dây mà lòng quên mất lối về nguồn cội, quên mất bóng hình mẹ vò võ đợi chờ bên mâm cơm trống vắng.
“Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình. Nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm. Chợt thèm... rau đắng nấu canh…” Câu hát ai buông sao mà bùi ngùi, da diết thế!"
(Về ăn cơm mẹ, Trần Văn Thiên, https://www.baohatinh.vn ngày 13/4/2019)
Đọc hiểu Về ăn cơm mẹ
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả viết về đối tượng nào?
Câu 3. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: “Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình. Nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm. Chợt thèm... rau đắng nấu canh...”
Câu 4. Tìm các từ láy trong câu: "Câu hát ai buông sao mà bùi ngùi, da diết thế"
Câu 5. Biện pháp tu từ đặc sắc nào được sử dụng trong các câu sau? Nêu giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó:
Hạnh phúc của mẹ là lúc được tảo tần nấu bữa cơm quê ngọt bùi thơm thảo, cho bầy con mãi còn bé bỏng trong mắt Người. Hạnh phúc của mẹ là khi được nhìn các con ăn ngon trong vòng tay chở che ấm áp, của mảnh đất quê nhà nghĩa tình muối mặn gừng cay.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là tự sự.
Câu 2.
Trong đoạn trích trên, tác giả viết về đối tượng xa quê hương, với nỗi nhớ quê hương da diết và khao khát được trở về quê hương quây quần bên gia đình.
Câu 3.
Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: “Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình. Nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm. Chợt thèm... rau đắng nấu canh...” là để trích dẫn lời của một bài hát.
Câu 4.
Các từ láy trong câu: "Câu hát ai buông sao mà bùi ngùi, da diết thế" là: bùi ngùi, da diết
Câu 5.
Hạnh phúc của mẹ là lúc được tảo tần nấu bữa cơm quê ngọt bùi thơm thảo, cho bầy con mãi còn bé bỏng trong mắt Người. Hạnh phúc của mẹ là khi được nhìn các con ăn ngon trong vòng tay chở che ấm áp, của mảnh đất quê nhà nghĩa tình muối mặn gừng cay.
- Biện pháp tu từ: điệp từ ngữ “hạnh phúc của mẹ là…” được lặp lại 2 lần ở đầu 2 câu văn.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những hạnh phúc của mẹ thật giản đơn, chỉ mong được thấy lũ con thơ được ăn ngon, được che chở bởi mảnh đất thôn quê nghĩa tình.
+ Thể hiện sự hy sinh của mẹ luôn nghĩ cho con được đủ đầy mà không màng tới sự vất vả của bản thân.
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu về ăn cơm mẹ. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.