image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu (2 đề)

icon-time10/6/2023
(1 đánh giá)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Trong đoạn trích, hình ảnh người con hiện lên trong nỗi nhớ của mẹ như thế nào? Trong đoạn trích, người mẹ đã lên đường đi chiến đấu vì mong muốn điều gì cho con?

Đọc văn bản sau:

Mai mẹ lên đường
nhiều gian lao vất vả
suốt chặng đường dài mẹ sẽ nhớ về con
cái miệng hay cười
cái dáng lon ton
cái đầu “bẹp cá trê” vì ít khi được bế!

Mai khôn lớn con nghĩ gì về mẹ
con nghĩ gì về một chặng đường qua
con nghĩ gì về đất nước chúng ta
nỗi đau đớn xuyên rất nhiều thế hệ?
không muốn lớn lên con phải làm nô lệ
nên bây giờ mẹ ra đi

Tuổi bé thơ con chưa biết gì
Riêng mẹ biết con rất cần có mẹ
biết con thiệt thòi hơn nhiều đứa trẻ
bởi thiếu bàn tay mẹ lo chăm

nhưng lòng con sẽ sáng mặt trăng rằm
khi lịch sử sang trang con vẫn nhìn thấy mẹ
khi Tổ quốc gọi tên từng thế hệ
trong vinh quang con không phải cúi đầu

ai biết mang niềm kiêu hãnh xa sâu
sẽ biết sống làm người xứng đáng
trong hồn mẹ, con sẽ là ngọc sáng
là gương trong bầu bạn cho đời
là lửa ấm, hương nồng lòng mẹ, con ơi!

[…]

Hà Nội – Trường Sơn, 1973

(Trích Viết cho con, Lệ Thu, Tạp chí Văn nghệ Giải phóng, 1974)

Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu

Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. Trong đoạn trích, người mẹ đã lên đường đi chiến đấu vì mong muốn điều gì cho con?

Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau: 

trong hồn mẹ con sẽ là ngọc sáng

là gương trong bầu bạn cho đời

là lửa ấm, hương nồng lòng mẹ, con ơi!

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích trên? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Trong đoạn trích, người mẹ đã lên đường đi chiến đấu vì “không muốn lớn lên con phải làm nô lệ”, mai sau con sẽ tự hào vì có một người mẹ anh hùng chiến đấu vì tổ quốc.

Câu 3. Hiệu quả của phép điệp từ ngữ “là” trong dòng thơ là:

- Nhấn mạnh vị trí quan trọng của người con trong lòng mẹ.

- Thể hiện tình yêu thương bao la vô bờ bến của mẹ dành cho con.

Câu 4. Người mẹ trong đoạn trích rất yêu thương con, nhưng vì hoàn cảnh đất nước bị xâm lược nên mẹ phải ra chiến trường chiến đấu, đem lại hòa bình cho tổ quốc để sau này con được lớn lên trong hòa bình. Hình ảnh người mẹ trong đoạn trích cũng chính là đại diện cho phụ nữ Việt Nam bất khuất, trung hậu, đảm đang.


Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu - Đề số 2

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. Trong đoạn trích, hình ảnh người con hiện lên trong nỗi nhớ của mẹ như thế nào?

Câu 4. Nêu tác dụng của một phép tu từ trong các dòng thơ sau:

“trong hồn mẹ, con sẽ là ngọc sáng
là gương trong bầu bạn cho đời
là lửa ấm, hương nồng lòng mẹ, con ơi!”

Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 3. Trong đoạn trích, hình ảnh người con hiện lên trong nỗi nhớ của mẹ là: cái miệng hay cười, cái dáng lon ton, cái đầu “bẹp cá trê”

Câu 4. 

- Biện pháp liệt kê. Tác giả liệt kê vai trò của người con đối với mẹ là ngọc sáng, gương trong, lửa ấm, hương nồng,… Tác dụng: Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của con đối với mẹ.

- Biện pháp điệp. Điệp từ “là” lặp lại 3 lần có tác dụng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà mẹ dành cho con.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Viết cho con - Lệ Thu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Hoàng Thu Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question