image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu

icon-time5/12/2023

“Vội vàng” là lời ca hừng hực khí thế của người thanh niên đang hạnh phúc với cuộc đời. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu - ảnh 1

Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu - Đề 1

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?

Câu 3. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân trong đoạn thơ:

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong các câu thơ:

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi,

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngà chiều hôm”

Câu 7. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian?

Trả lời Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu - Đề 1

Câu 1.

- Văn bản trên được viết theo thể loại: Tự do

Câu 2.

- Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ: Tôi muốn

Câu 3.

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân: 

+ hoa của đồng nội xanh rì

+ lá của cành tơ phơ phất

Câu 4.

- Các từ láy trong câu: chuếnh choáng, no nê

- Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu

+ Tác giả dùng từ láy để miêu tả khung cảnh sống động của mùa xuân cho độc giả có thể tưởng tượng được bức tranh tuyệt đẹp đó.

Câu 5.

- Mùa xuân có thể hiểu theo hai nghĩa, một là mùa xuân của đất trời, hai là tuổi trẻ của con người. Mùa xuân của đất trời đến, cũng có nghĩa là con người lại lớn thêm một tuổi. Mà mỗi khi con người một lớn, cũng có nghĩa là tuổi trẻ đang càng ngày càng trôi qua. Xuân biểu tượng cho sự non trẻ, tràn đầy sức sống của đất trời, nhưng đồng thời với đó cũng là sự báo hiệu cho sự lụi tàn, sự biến mất của những thứ đã già cỗi.

Câu 6.

- Em đồng ý với quan điểm của tác giả: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngà chiều hôm”. Bởi vì, đó là lời kêu gọi chúng ta tiến lên, bước ra để cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống vào lúc mà chúng ta vẫn còn đang có thể cảm nhận trước khi thời gian đánh cắp đi tuổi trẻ và sức khỏe của chúng ta.

Câu 7.

- Thời gian là một con dao hai lưỡi. Tuy nó có thể mang lại cho chúng ta sức khỏe, cho chúng ta tuổi trẻ để nhìn ngắm vẻ đẹp của thế giới. Thế nhưng, cũng chính thời gian sẽ lấy đi những điều đó nếu như chúng ta sống mà không biết thưởng thức, tận hưởng cuộc sống.

Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu - ảnh 2

Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu - Đề 2

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.

Câu 2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu. Vì sao nhân vật trữ tình lại muốn tắt nắng, buộc gió?

Câu 3. Sự thay đổi số tiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (bảy dòng sau) có ý nghĩa gì?

Câu 4. Phân tích tác dụng của điệp ngữ “Này đây”.

Câu 5. Từ các hình ảnh ong bướm, tuần tháng mật, hoa của đồng nội, lá của cành tơ, yến anh, khúc tình si, nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân.

Câu 6. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở những câu thơ nào trong đoạn trích?

Trả lời Đọc hiểu Vội vàng của Xuân Diệu - Đề 2

Câu 1.

- Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Vội vàng của tác giả Xuân Diệu

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, là một thành viên của tổ chức Tự Lực văn đoàn. Ông là một nhà văn hoá lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ. Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình.

Câu 2.

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn dòng thơ đầu: Điệp từ, Điệp ngữ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó:

+ Điệp ngữ “Tôi muốn”: Nhấn mạnh những mong muốn, khao khát của cái tôi cá nhân đang nổi bật lên, khác hẳn với cái tôi chung của văn học Việt Nam thế kỉ trước.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “tắt nắng, buộc gió”: Cho thấy những mong muốn, những ước mơ phi lí của cái tôi cá nhân muốn chi phối, lưu giữ cái đẹp của tự nhiên cho riêng mình.

+ Điệp từ “cho”: Giọng điệu van nài, khẩn thiết như muốn giãi bày, minh chứng cho bản thân mình lí do vì sao mà tác giả muốn làm như vậy.

- Nhân vật trữ tình muốn tắt nắng, buộc gió bởi vì tác giả muốn giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống mà tác giả đã được cảm nhận và trải nghiệm qua. Nhà thơ say đắm vẻ đẹp ấy khiến tâm hồn ông luôn giữ trọn vẻ đẹp ấy trong tim.

Câu 3.

- Sự thay đổi số tiếng trong câu thơ từ năm tiếng (bốn dòng đầu) sang tám tiếng (bảy dòng sau) có ý nghĩa giúp tác giả bộc bạch tiếng lòng, sự say mê vẻ đẹp của tác giả giờ đây như được đẩy đến cao trào, như được hoàn toàn bộc lộ.

Câu 4.

- Điệp ngữ “Này đây” có tác dụng:

+ Gợi cảm xúc chủ quan của tâm trạng nhân vật trữ tình. Đó là sự hân hoan, sung sướng như một lời reo vui của chính tác giả.

+ Gợi sự giàu có, phong phú của vẻ đẹp cuộc sống

+ Thể hiện cảm quan về cuộc sống của Xuân Diệu

Câu 5.

 - Bức tranh mùa xuân trong bài thơ dường như là một bức tranh động rực rỡ âm thanh và màu sắc. Bức tranh ấy có màu sắc rực rỡ của hoa đồng nội, điểm xuyết thêm màu xanh của cây cỏ trông thật tuyệt sắc biết bao. Mùi hương của thứ hoa đồng nội ấy còn thu hút cả bướm ong tới vây quanh, khung cảnh dường như lại càng thêm những nét thật thơ, thêm phần lãng mạn. Khúc tình si mùa xuân dường như khiến ai chứng kiến được đều phải sao xuyến, đều phải thốt lên lời cảm thán.

Câu 6.

- Theo tác giả chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là: con người.

- Quan niệm đó được thể hiện ở những câu thơ sau:

+ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

+ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question