Đọc hiểu Xuân ý (trắc nghiệm, tự luận)
Cùng Topbee trả lời đọc hiểu Xuân ý để thấy vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên trong mùa xuân và cảm xúc bâng khuâng lưu luyến của nhân vật trữ tình.
Đọc hiểu Xuân ý - trắc nghiệm
Câu 1. Xác định thể thơ trong bài Xuân ý:
A. Tự do
B. Bảy chữ
C. Song thất lục bát
D. Lục bát
Câu 2. Khổ thứ hai trong bài Xuân ý gieo vần ở âm tiết cuối của những dòng thơ nào?
A. Dòng số 1,3,4
B. Dòng số 2,3,4
C. Dòng số 1,2,4
D. Dòng số 1,2,3
Câu 3. Câu thơ Trời đẹp như trời mới tráng gương sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nói quá
B. So sánh
C. Điệp từ
D. Ẩn dụ
Câu 4. “Em” trong bài thơ là:
A. người con gái đẹp
B. nhân vật trữ tình
C. đối tượng trữ tình
D. người yêu của tác giả
Câu 5. Giọng điệu chính của bài thơ:
A. trầm lắng, suy tư
B. lạnh lùng, khách quan
C. buồn thương, tiếc nuối
D. đằm thắm, tha thiết
Câu 6. Tác dụng của câu hỏi tu từ Em đợi chờ ai khuất bức mành?
A. thể hiện sự băn khoăn, hồ nghi của nhân vật trữ tình
B. lời tỏ tình ý nhị của nhân vật trữ tình
C. thể hiện tâm trạng buồn bã, mong ngóng của nhân vật “em”
D. thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật trữ tình
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về câu thơ: Sắc biếc giao nhau cành lan cành?
A. Câu thơ đã thể hiện sức sống của thiên nhiên mùa xuân
B. Câu thơ miêu tả màu xanh giao hòa trên cành lá
C. Câu thơ miêu tả cành lá đan cài vào nhau
D. Câu thơ miêu tả hình ảnh thiên nhiên lụi tàn
Trả lời đọc hiểu
Câu 1: B. Bảy chữ
Câu 2: C. Dòng số 1,2,4
=>> Cành, xanh, mành.
Câu 3: B. So sánh
=>> So sánh sự mới mẻ của trời với sự trong sáng của gương.
Câu 4: C. đối tượng trữ tình
=>> Em - người con gái xuất hiện trong bài thơ
Câu 5: D. đằm thắm, tha thiết
Câu 6: D. thể hiện cảm xúc bâng khuâng, lưu luyến của nhân vật trữ tình
Câu 7: D. Câu thơ miêu tả hình ảnh thiên nhiên lụi tàn
Đọc hiểu Xuân ý - Tự luận
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là?
Câu 2. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
Câu 3. Em có đồng tình với suy nghĩ của nhân vật trữ tình trong câu thơ “Em ạ, yêu nhau chết cũng đành!” không? Vì sao?
Câu 4. So sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ:
- Đoạn 1
Trời đẹp như trời mới tráng gương,
Chim ca, tiếng sáng rộn ven tường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy tan thành một suối hương.
(Xuân ý-Hồ Dzếnh)
- Đoạn 2
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
- Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
(Xuân-Chế Lan Viên)
Trả lời đọc hiểu
Câu 1: Nhân vật trữ tình: Em
Câu 2:
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ:
- Trong trẻo,tươi sáng (trời như tráng gương, chim ca, tiếng rộn, nước trong, hồ ngợp thủy tinh xanh…)
- Tràn đầy sức sống (sắc biếc, cành lan cành, chim bay cành trĩu…)
Câu 3:
Em không đồng tình với suy nghĩ: “Em ạ, yêu nhau chết cũng đành!”
Vì:
- Tình yêu là sự hỗ trợ, sự sẻ chia, cùng nhau hướng tới những lạc quan, những tích cực của cuộc sống, vì thế suy nghĩ trên được coi là những tiêu cực, những lối thoát đáng bị lên án để tránh tái hiện trong hiện thực cuộc sống.
Câu 4:
So sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ:
- Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều viết về đề tài mùa xuân.Qua đó, bộc lộ cảm xúc tinh tế của nhân vật trữ tình.
- Khác nhau:
Đoạn 1: Tâm trạng say mê, tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết.
Đoạn 2: Tâm trạng buồn bã, hoài nghi khi xuân về.