image hoi dap
image hoi dap

Em hãy làm sáng tỏ nhận định Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết phục

icon-time26/12/2023

Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là một văn kiện đầy sức thuyết, là một áng “thiên cổ hùng văn”, nó kế thừa được những giá trị lịch sử dân tộc và thế giới, vừa mang tính thời đại. Cùng Topbee trả lời đề bài Em hãy làm sáng tỏ nhận định Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết phục nhé


Dàn bài làm sáng tỏ nhận định Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết phục

Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát tác phẩm

- Giới thiệu khái quát tác giả

Thân bài:

- Cơ sở pháp lý chặt chẽ: Lấy lý luận của địch để đánh lại địch, đánh tan những âm mưu và luận điệu xảo trá của chúng.

+ Trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776)

+ Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Cơ sở lý luận thực tiễn:

+ Về chính trị: "chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào"

+ Về văn hóa: chúng “ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân

+ Về kinh tế: chúng bóc lột, cướp ruộng đất đẩy nhân dân vào cảnh đói nghèo, khốn quẫn.

+ Lời khẳng định đanh thép, hùng hồn: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!"

- Đánh giá nội dung, nghệ thuật

Kết bài: 

- Khẳng định vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân

Em hãy làm sáng tỏ nhận định Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết phục

Bài văn làm sáng tỏ nhận định Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện đầy sức thuyết phục.

"Tôi nói đồng bào nghe rõ không” – Đó là câu nói vô cùng giản dị mà lại đằm thắm thiết tha được vang lên tại Quảng trường Ba Đình sáng ngày mồng hai tháng chín. Hôm ấy là ngày mà niềm vui hân hoan ngập tràn những nẻo đường, ngõ xóm, len lỏi vào "từng ngõ ngách trên đất nước Việt Nam. Từ già tới trẻ, trai gái không giấu được niềm vui đang chiếm lĩnh tâm hồn, trái tim bồi hồi của họ. Bởi lẽ đó là ngày mà chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của con dân Việt Nam đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngoài việc Tuyên bố độc lập, văn kiện còn lên án, tố cáo những hành vi phi nhân đạo của bọn thực dân Pháp qua cơ sở thực tiễn. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là một vị lãnh tụ vĩ đại, tài bà và vô cùng đáng kính không chỉ ở Việt Nam mà là của toàn Thế giới. Bác là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, cũng là một danh nhân văn hóa Thế giới mà ai cũng nghiêng mình kính nể. “Tuyên ngôn Độc lập” được xem là “áng văn chính luận mẫu mực nhất mọi thời đại”. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh. Lợi dụng sự suy yếu của Nhật, quân nhân ta nắm bắt thời cơ nổi dậy dành lại chính quyền với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đáp ứng nhu cầu cả nước, ngày 2/9/1945, Người đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là thời điểm phù hợp để khẳng định chủ quyền của nước ta cũng như khẳng định thành quả đấu tranh của nhân dân ta.

Bản Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng những ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết nó mang giá trị lịch sử, chấm dứt chế độ phong kiến thực dân và mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Tiếp đến là giá trị văn học, đây là một áng văn yêu nước và thấm đẫm tinh thần nhân đạo, cách mạng, dân tộc. Ngoài ra, văn kiện còn mạng giá trị nghệ thuật, như áng văn chính luận xuất sắc và mẫu mực, mang tính thuyết phục cao bởi giọng văn đanh thép, dẫn chứng xác thực cùng những lập luận chặt chẽ.

Phần đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập là về cơ sở pháp lí: “...ai chối cãi được”. Để tạo cơ sở, bác đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Tuyên ngôn Độc lập Mỹ năm 1976: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1971 cũng nói: “Người ta sinh ra được tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi”. Một điểm đặc biệt được khám phá ra từ học giả người Mỹ Lady Borton rằng Bác không trích dẫn trực tiếp bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ mà đã sửa đổi tài liệu đó một từ, để khẳng định cái nhìn mới mẻ của một con người yêu nước. Nếu như trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ viết: “...mọi đàn ông sinh ra đều có quyền bình đẳng” thì Người lại viết: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Có thể thấy, chỉ với hai từ “tất cả” cũng đủ bao hàm trọn vẹn hai cuộc cách mạng, đó là cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng phụ nữ, đi tới bình đẳng giới. Việc trích dẫn các bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Pháp thể hiện Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và rất trân trọng những giá trị tư tưởng, văn hóa lớn của nhân loại. 

Có thể thấy, từ phần thứ nhất sang phần thứ hai, tác giả đã khéo léo sử dụng quan hệ từ “thế mà” để phần nào hé mở sự đối lập giữa lí lẽ và hành động của bọn thực dân Pháp. Bằng việc sử dụng thủ pháp liệt kê, tác giả đã vạch ra những tội ác man rợn của thực dân Pháp trên cơ sở lý luận thực tiễn, từ kinh tế đến văn hóa, chính trị.

Về chính trị, thực dân Pháp “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”. Cụm từ “tuyệt đối” kết hợp “một chút” làm cho câu văn này trở nên sắc bén hơn, tô đậm tội ác của quân dân khi tước đi quyền tự do của dân tộc Việt Nam. Câu văn là sự dồn nén cảm xúc của một người con yêu tha thiết quê hương, đất nước. Tiếp đó, “ Chúng thi hành những luật pháp dã man, Chúng lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước ta, để ngăn cản nhân dân ta đoàn kết”. Mang trong mình dã tâm của loài ác quỷ, chúng không cho dân ta đoàn kết chống lại chúng, quyết không cho chúng ta giành lại độc lập. Câu văn cô đọng, súc tích nhưng cũng đủ tố cáo tội ác dã man của bọn giặc hung bạo, mất hết tình người.

Về văn hóa, chúng “ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”. Đây được coi là một trong những chính sách dã man nhất thời bấy giờ. Chúng không cho nhân dân ta phát triển mà chỉ bị động làm theo lời chúng, trở thành nô lệ để phục tùng nhưng ham muốn  của chúng. Bởi lẽ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và thật may mắn làm sao, Hồ chủ tịch đã nhận ra điều đó vì vậy mà ngày 4/10/194 để khuyến khích toàn dân học tập thoát khỏi nạn dốt, Bác đã đưa ra lời kêu gọi “Chống nạn thất học”.

Về lĩnh vực kinh tế, chúng bóc lột, cướp ruộng đất đẩy nhân dân vào cảnh đói nghèo, khốn quẫn. Chúng độc quyền xuất nhập khẩu, in giấy bạc dù đang đứng trên mảnh đất Việt Nam cùng với với đó là những sư thuế vô lí mà chúng ta gánh chịu. Chính bọn thực dân tàn bạo đã bần cùng hóa người nông dân, khiến dân tộc ta trở nên tiêu biểu, xơ xác. Sự bóc lột tàn nhẫn của chúng đã làm cho không một ai ngóc đầu lên được. Thật quá ác độc!

Đối với những hành động phi nhân nghĩa đó của thực dân Pháp là cuộc nổi dậy giành chính quyền đầy nhân đạo của nhân dân ta: “trước ngày chín tháng ba, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật” nhưng thực dân Pháp vẫn “ngoảnh mặt làm ngơ”. Mặt khác chẳng những không giúp ta chống lại phát xít Nhật, mà chúng còn khủng bố Việt Minh. Thậm chí khi bỏ chạy, chịu thua chúng đã cố tình giết tất cả tù nhân chính trị đang bị nhốt ở Yên Bái và Cao Bằng. Chúng cho độc giả thấy được sự ác độc từ bên trong con người bọn thực dân Pháp lúc đó.

Phần cuối là lời khẳng định đanh thép, hùng hồn và cũng là ước mơ bất diệt của Người: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!" Ngày nay nền độc lập của dân tộc ra vẫn trường tồn với thời gian , ước mơ của Bác vẫn đang được tiếp nối bởi lớp trẻ thế hệ Việt, họ sống và chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập tự do cho đất nước. 

Tuyên ngôn Độc lập ra đời đánh dấu một kỉ nguyên mới. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực và đầy sức thuyết phục, ngôn ngữ hào hùng , giọng điệu linh hoạt, nó vừa là lời cảnh báo vạch mặt kẻ thù, vừa là lời động viên khích lệ nhân dân đấu tranh giữ vững nền độc lập tự do mà ông cha đã gây dựng nên.

Có thể nói, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là một văn kiện đầy sức thuyết, là một áng “thiên cổ hùng văn”, nó kế thừa được những giá trị lịch sử dân tộc và thế giới, vừa mang tính thời đại. Qua bản Tuyên ngôn độc lập, mỗi độc giả tự nhận thức được tầm quan trọng của mình, luôn nỗ lực, cống hiến, anh dũng để duy trì nền độc lập và góp phần xây dựng đất nước ngày vững mạnh hơn.

Quan Diễm Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question