image hoi dap
image hoi dap

Giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao

icon-time1/12/2023

“Làng tôi” là một bài hát đầy ý nghĩa và xúc động do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Hãy cùng Topbee viết bài Giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao nhé!


Dàn ý Giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao

a. Mở bài: Nêu khái quát lí do em giới thiệu bài hát “Làng tôi” của tác giả Văn Cao.

b. Thân bài:

+ Nêu các điểm nổi bật của bài hát “Làng tôi”

+ Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật

+ Minh họa bài giới thiệu bằng các phương tiện phù hợp

c. Kết thúc: Tóm lược nội dung đã trình bày và trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

Giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao

Giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao

Trong làng âm nhạc của Việt Nam, có tới ba bài hát cùng mang tên “Làng tôi”. Thế nhưng, bài hát “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao có lẽ lại nổi bật hơn cả. Bài hát đã được mang vào trong chương trình giảng dạy Âm nhạc lớp 6, cũng từ đó khiến em có những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ về một bài hát đầy ý nghĩa và cảm xúc này.

Văn Cao là một nhà hoạt động nghệ thuật đầy tài năng, cũng như là một người chiến sĩ cương trực, dũng cảm. Ông vừa là họa sĩ, nhà thơ, thế nhưng lại được công chúng biết tới rộng rãi hơn với vai trò là một nhạc sĩ. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Những tác phẩm của ông thường mang tính chất hào hùng, giống như một bản trường ca, một lời kêu gọi mọi người cùng đứng lên để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các tác phẩm nổi bật của ông có thể kể tới như Tiến về Hà Nội, Trường ca sông Lô,.. hay nổi bật nhất là bài hát Tiến quân ca (Quốc ca của Việt Nam). Tuy số lượng các tác phẩm của ông không nhiều, nhưng lại để lại trong lòng nhân dân những giá trị không bao giờ lay chuyển. 

Bài hát “Làng tôi” đã khắc họa lại cho chúng ta thấy khung cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát người dân lượng thiện, hiền lành đó. Bức tranh đồng quê tĩnh lặng, yên ả được điểm xuyết bằng âm thanh của tiếng chuông mỗi chiều, bằng sự chuyển động của dòng sông hiền hòa bao phủ lấy cả ngôi làng. Ấy vậy mà, giặc Pháp đã phá tan đi bức họa ấy. Máu những người dân vô tội đã nhuộm đỏ cả một con đường, nhà cửa dân dã, bình dị nay đổ nát, tan hoang chẳng thể nhận ra. Khói đạn bốc lên làm cay mắt người, hay chính sự đau thương đã khiến cho con người phải rơi nước mắt? Lòng yêu nước cũng như sự căm phẫn trước những hành động man rợ của giặc Pháp đã giúp cho quân và dân ta đồng lòng đứng lên, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ quê hương thanh bình ngày trước. Không chỉ vậy, đó còn là hi vọng vào tương lai tươi sáng, niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng mai đây của dân tộc. Nhưng kể ca khi làng quê đã trở về dáng vẻ yên bình vốn có, thì trên đất nước vẫn còn bóng dáng quân thù. Bài hát cũng là lời kêu gọi mọi người cùng chung sức chiến đấu, để đất nước ngày mai đây sẽ chẳng còn bóng quân thù ở bất cứ nơi đâu đi chăng nữa.

Bài hát đã nhấn mạnh cho chúng ta thấy được sự thay đổi của làng quê theo thời gian. Chính sự nhấn mạnh ấy đã cho chúng ta thấy được những cảm xúc chân thực nhất của một người con của làng quê, cũng là một người lính đang cầm vững tay súng để bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là những suy nghĩ, những tâm sự của người con của mảnh đất hình chữ S. Ngoài ra, giai điệu bài hát còn giản dị, nhẹ nhàng, sang trọng, ca từ sử dụng nhiều hình ảnh giàu chất biểu trưng. Có lẽ cũng vì lẽ ấy, mà bài hát không những được các khán giả trong nước ưa thích mà ngay cả trên thế giới, tác phẩm cũng được đánh giá rất cao. Theo lời con tra của cố nhạc sĩ chia sẻ: “ Cha tôi còn kể thêm, năm 1980, ông được mời sang dự hội thảo âm nhạc tại CHDC Đức. Trong một lần đến thăm một nhà thờ tại thành phố Dresden, bất ngờ Văn Cao được nghe ban nhạc của nhà thờ hòa tấu bài “Làng tôi”, ông cảm động trào nước mắt. Hỏi ra mới biết: “Làng tôi” được một số nhà thờ bên Đức sử dụng thường xuyên trong các buổi khai lễ.”

Dù nhạc sĩ Văn Cao đã từ giã cõi tạm từ lâu, thế nhưng ông và những tác phẩm của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị, vẫn luôn sống mãi trong lòng mọi người và sống mãi với thời gian. 

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question