Giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng “Người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ chính là vũ khí đấu tranh”. Quả vậy, văn chương thường gắn liền với một bối cảnh cụ thể. Đặc biệt với những tác phẩm viết vào thời kì đất nước đang đấu tranh giành lại độc lập, non sông thì văn chương vừa là bức tranh hiện thực, vừa ẩn chứa sau đó thông điệp quý giá. Sau đây, mời các bạn “theo chân” Topbee tìm hiểu bài viết Giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù
Tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh - tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969) quê quán tại làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước có cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan. Gia đình Bác có 4 anh chị em, trong đó Bác là người con thứ ba.
- Cuộc đời:
Ngày 5/6/1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng.
Năm 1919, Bác gửi “Bản yêu sách của nhân đân An Nam” tại hội nghị Hòa Bình ở Vecxai.
Sau khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lenin, Người đã xác định con đường cách mạng của Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của dân tộc.
Từ năm 1923 đến năm 1941, Bác chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan song song với đó, Người vẫn theo sát tình hình diễn biến cách mạng nước nhà. Đến năm 1941, Người trở về nước lãnh đạo phong trào Cách mạng.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, Bác đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với toàn thể thế giới Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Từ đó về sau, Hồ Chí Minh dẫn dắt phong trào Cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác dẫu trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Ngày 2/9/1969, Bác qua đời.
- Sự nghiệp văn chương:
Tác phẩm tiêu biểu: Đường Kách mệnh, Tuyên ngôn độc lập, Nhật kí trong tù…
Phong cách nghệ thuật: đa dạng, độc đáo được thể hiện trong từng thể loại văn chương.
Quan điểm sáng tác:
Nguyễn Ái Quốc quan điểm “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ mặt trận ấy”. Là một vĩ lãnh tụ tài ba, trong thời kì chiến đấu giành lấy non sông Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập nước nhà, trải qua đầy đủ những cung bậc cảm xúc, Người rút ra quan điểm sáng tác trên. Nguyễn Ái Quốc luôn đặt ra câu hỏi rằng “Viết cho ai?”, “Viết cái gì?”, “Viết để làm gì?”, “Viết như thế nào?".
Người quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, mĩ lệ, xa rời thực tế. Hình thức tác phẩm phải “đẹp”, phải hấp dẫn. Đồng thời Người đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Một tác phẩm văn học hay phải là một tác phẩm thể hiện được tinh thần dân tộc.
Tập thơ Nhật kí trong tù
Hoàn cảnh sáng tác
“Nhật kí trong tù” là tập thơ được viết từ năm 1942 đến năm 1943 trong hoàn cảnh Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải đi khắp 30 nhà giam ở 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Trong suốt những tháng ngày ở tù, Hồ Chí Minh đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán, đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
Nội dung
Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Mỗi bài thơ trong tác phẩm toát lên đôi mắt nhìn đời sâu sắc, thực tế cùng với đó là những suy nghĩ, trăn trở của Người trong thời gian bị giam cầm. Tuy vậy, tập thơ vẫn thể hiện được tâm hồn cao đẹp của người tù vĩ đại. Điều này được bộc lộ qua tinh thần lạc quan cách mạng trong nhiều bài thơ của Bác. Cùng với đó là niềm tin vào ngày mai tươi sáng, rực rỡ của người chiến sĩ. Tập thơ “Nhật kí trong tù” trở thành bảo vật quốc gia được bạn bè quốc tế ca ngợi, tán thưởng bởi cái hay tiềm ẩn trong từng tác phẩm. “Nhật kí trong tù” được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Hình thức
Thể loại trong tập thơ “Nhật kí trong tù” chủ yếu là thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú và thơ cổ phong.
Ngôn ngữ trong tập thơ “Nhật kí trong tù” được viết bằng chữ Hán.
Những nhận xét, đánh giá về tập thơ “Nhật kí trong tù”
Đặng Thai Mai: “Thơ thiên nhiên trong tập Ngục trung nhật kí thật sự có những bài viết rất hay.Có những phác học sơ sài,chân thực và đậm đà,càng nhìn càng thú vị,như 1 bức tranh thủy mặc cổ điển.Có những cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chữ vàng.Cũng có những bài thơ làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm ,rộn rịp...”
Hoàng Trung Thông: “Toàn bộ tập thơ đó là 1 tuyên ngôn về tự do viết với tấm lòng yêu thưong,tinh thần kiên quyết ,với khí phách anh hùng của 1 người cộng sản vĩ đại.”
Phong Lê: “Điều quan trọng là ,với tất cả phẩm chất của 1 nghệ thuật lớn ,Nhật kí trong tù đã sống cuộc sống xứng đáng của nó,đã gieo trồng được những giá trị văn minhvà nhân đạo cao nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam.Biết bao người ,trong đó có không ít nhà văn hóa lớn ,hoặc nghệ sĩ tên tuổi ở trong nước và trên thế giới đã nói về giá trị lớn của tập thơ..”
Nhà phê bình Hoài Thanh: “Thế giới quen thuộc trong thơ Bác là thế giới những hoàn cảnh cụ thể, những sự việc cụ thể trong đời sống hàng ngày: một người bạn tù không có cơm ăn, một em bé khóc, một cô gái xay ngô và rất nhiều sự việc khác có khi nhỏ nhặt, chi li. Nhưng từ những sự việc ấy, thơ Bác dẫn ra, đi sâu vào lối nhìn, lối nghĩ của người cộng sản, một cái gì rất bình thường mà vĩ đại…”
-------------------
Trên đây là bài viết Giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!