"Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người" Làm sáng tỏ nhận định Ra-xun Gam-za-tốp
Thơ ca là nơi kí gửi bao nhiêu suy nghĩ, tâm tư và tình cảm đặc biệt khó nói thành lời của mỗi tác giả. Bàn về thơ, có rất nhiều nhận định hay và sâu sắc giúp người đọc hiểu sâu về thơ ca. Sau đây mời các em tìm hiểu bài viết làm sáng tỏ nhận định trên của Ra-xun Gam-za-tốp nói về tài năng thơ cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người”.
Làm sáng tỏ nhận định trên của Ra-xun Gam-za-tốp nói về tài năng thơ cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người” – mẫu 1
Ai đó đã từng nhận định rằng “Văn chương là lĩnh vực của sự độc đáo” cũng bởi văn chương vô cùng đặc biệt, nó không đơn thuần chỉ là những con chữ được tác giả viết ra trên trang giấy mà còn là nhưng tâm tư tình cảm được gửi gắm vào đó. Bàn về thơ ca Ra-xun Gam-za-tốp cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người”. Nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn và hợp lí, góp phần giúp người đọc hiểu sâu về thơ ca.
Trước hết, ta hiểu ngọn lửa bùng cháy và sáng rực dựa vào những cây củi khô, đó chính là yếu tố cần thiết gà cốt lõi. Tương tự như vậy tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của con người, một thứ tình cảm vô cùng mạnh mẽ. Có thể hiểu đơn giản, một tài năng thật sự là người biết đặt cảm xúc của mình vào trong tác phẩm, tình cảm càng nồng nàn thì tác phẩm càng hay, điều đó là minh chứng rõ rệt nhất cho sự tài ba của người cầm bút.
Tố Hữu đã từng nhận xét “Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” bởi vì văn học chính là cuộc đời, thơ ca cũng bắt nguồn từ đời sống. Cùng uống chung dòng suối nguồn sự sống, mỗi nhà thơ phải có sự sáng tạo riêng để tác phẩm của mình nổi bật, khai thác những giá trị mới mẻ của cùng một khía cạnh. Và cách thực hiện tốt nhất chính là đặt tâm tư và tình cảm của mình vào trong thơ.
Thơ là tiếng lòng, đó là tiếng gọi ngân nga của những tâm hồn đồng điệu, là tiếng nói lương tri và tình cảm của con người. Những cảm xúc đặt vào trong thơ phải chân thành và sâu sắc, đó có thể là niềm vui, là nỗi buồn, là tiếng kêu ai oán lầm than, là sự căm phẫn hay đơn giản chỉ là những giọt nước mắt xót thương cho một số phận khổ đau của kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Một tác phẩm thành công, một tài năng thật sự phải sáng tác ra những áng văn làm rung động triệu trái tim con người, vì vậy yếu tố tình cảm là vô cùng quan trọng.
Ta nhớ đến những vần thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Không hổ danh là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, ông hoàng thơ tình và là nhà thơ mới nhất của các nhà thơ mới, Xuân Diệu đã sáng tác nên đứa con tinh thần của mình tràn ngập cảm xúc và tình yêu. Ông muốn tắt nắng, muốn buộc gió, đó là những hiện tượng thiên nhiên thì người phàm làm sao có thể lay chuyển, vậy mà trong ông trào dâng cảm xúc mãnh liệt, ông muốn thay đổi cả những thứ vĩnh hằng. Ước mình có thể làm thời gian như đóng băng, chặn vòng quay của vũ trụ, thay đổi quy luật thiên nhiên để giữ lại tuổi trẻ, giữ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ vô ngần.
Một quan niệm mới mẻ, độc đáo và sâu sắc, thời gian trong thơ của Xuân Diệu là có giới hạn, không giống các nhà thơ xưa cho rằng thời gian là hữu hạn. Ông muốn sống vội vàng lên, tận hưởng những giây phút đẹp đẽ, yêu cuộc đời, yêu sự sống một cách da diết và mãnh liệt, đó là những tình cảm vô cùng đẹp đẽ và đáng trân quý.
Nhận định trên của Ra-xun Gam-za-tốp nói về tài năng thơ cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người” là hoàn toàn đúng đắn, mỗi nhà văn cần phải đặt cảm xúc của mình vào trong tác phẩm, đó mới là tài năng thực sự.
Làm sáng tỏ nhận định trên của Ra-xun Gam-za-tốp nói về tài năng thơ cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người” – mẫu 2
Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính, xuất sắc và để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc phải chứa đựng những tình cảm của người cầm bút. Vì vậy khi nói về tài năng thơ Ra-xun Gam-ma-tốp cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người”.
Cái “tài” của người làm thơ bắt nguồn từ cái “tình”, đó chính là những suy tư cảm xúc của tác giả. Nhà thơ sáng tác nên những tác phẩm hay thì đòi hỏi tác phẩm ấy phải dạt dào cảm xúc cũng như khơi gợi cảm xúc ấy nơi bạn đọc. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, cội nguồn của thơ ca là những cảm xúc mạnh liệt, tình yêu, lòng hận thù, cũng có thể là nụ cười trong sáng hay là những giọt nước mắt đắng cay.
Những cảm xúc ấy góp phần tạo nên một tác phẩm trọn vẹn, nó không đơn thuần là niềm cảm hứng mà đôi khi còn là nội dung chủ đạo của toàn bài thơ. Khi mang trong mình những xúc cảm mãnh liệt, cảm hứng sáng tác trong mỗi nhà thơ sẽ trỗi dậy, vậy có thể hiểu nếu thiếu những cảm xúc ấy thơ không thể là thơ hay.
Thơ hay là thơ chứa đựng tình cảm của tác giá, không những vậy nó còn làm sống dậy những cảm xúc trong lòng người đọc, những nỗi niềm tâm tư và tình cảm, đọc xong bài thơ phải khiến người đọc phải suy tư về nó, phải cảm nhận được những tâm tư tình cảm trong thơ thì đấy chính là sự thành công.
Ta nhớ đến những câu thơ của Huy Cận trong bài “Tràng Giang”:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Xuyên suốt tác phẩm ta cảm nhận được nỗi buồn man mác, một nỗi buồn da diết không nguôi. Từ “Tràng giang” gợi những hình ảnh rộng lớn kết hợp với từ láy “điệp điệp” càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn vô tận. Nỗi buồn ấy cứ như dòng nước, bao trùm và lan rộng khắp không gian và thời gian. Thông qua những hình ảnh đối lập, tác giả còn gợi lên những cảm giác chia xa, buồn bã. Chi tiết “củi một cành khô” vô cùng đặc biệt, Huy Cận đã thổi vào đó những tình cảm giấu kín của mình, ông gợi lên hình ảnh khô héo, tàn phai của một cành củi khô cuộn xoáy theo dòng nước, đó là niềm cảm thương cho những số kiếp đau khổ phải lênh đênh vô tận. Qua tác phẩm “Tràng giang”, Huy Cận đã đặt vào đó những cảm xúc chân thành và mãnh liệt, điều đó đã khiến tác phẩm trở nên đặc biệt và hấp dẫn.
Nhận định trên của Ra-xun Gam-za-tốp nói về tài năng thơ cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người” là hoàn toàn chính xác và hợp lý, mỗi nhà văn cần phải đặt tình cảm mạnh mẽ của mình vào tác phẩm để tạo ra một tác phẩm xuất sắc đóng góp vào nền văn học nước nhà nói riêng và thế giới nói chung.
---------------------------------------
Trên đây là bài viết làm sáng tỏ nhận định trên của Ra-xun Gam-za-tốp nói về tài năng thơ cho rằng: “Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khô, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người”. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!