Hệ thống kiến thức bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
image hoi dap
image hoi dap

Hệ thống kiến thức bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

icon-time11/11/2023

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) là một trong những tác phẩm tiêu biểu, độc đáo của nền văn học Việt Nam. Hãy cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) nhé!


Tác giả: Nguyễn Minh Châu     


     

Ảnh 1

Tiểu sử 

Sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930 mất ngày 23 tháng 1 năm 1989. Quê ở làng Văn Thái, tên nôm là làng Thơi, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tên thật là Nguyễn Thí, là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam . Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.


Phong cách sáng tác

Ông là người mở đường và cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới. 

Ông chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn. Không chỉ vậy ông còn là một nhà tiểu luận phê bình vô cùng xuất sắc.


Một số tác phẩm tiêu biểu

+ Chiếc thuyền ngoài xa

+ Cửa sông

+ Cỏ lau

+ Trang giấy trước đèn

+ Miền cháy

+ Dấu chân người lính


Giải thưởng

+ Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm (1984 – 1989) .

+ Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988 – 1989).

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt II, năm 2000.


Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa     

Ảnh 2

                          


Hoàn cảnh ra đời 

Tác phẩm ra đời vào năm 1983, sau 6 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi mà đất nước đang dần trở lại cuộc sống bình thường. Trong giai đoạn này, nhiều vấn đề về cuộc sống, văn hóa và nhân sinh, trước đây bị che khuất bởi hoàn cảnh chiến tranh, bắt đầu được quan tâm và nêu ra.      


Ý nghĩa nhan đề  

là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống mang đến cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên ngoài khơi

+ Bóng tối của bạo lực gia đình


Nội dung 

Làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên nơi biển đảo, đồng thời nhà văn khắc họa lại hiện thực cuộc sống qua bức ảnh. Từ đó mang đến cho độc giả cách nhìn cuộc sống đa diện, đa chiều chứ không đánh giá sự việc, con người qua bề ngoài của nó.     


Nghệ thuật 

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách khắc họa nhân vật, xây dựng hình tượng nhân vật linh hoạt, sinh động. Ngôn ngữ phong phú, cô đọng.      


Bố cục

 Phần 1: từ đầu đến "cố níu giữ ở chơi thêm vài bữa" -> Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng.

Phần 2: từ “Ngay lúc ấy” đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” -> Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng

Phần 3: Còn lại -> Câu chuyện của người đàn bà hàng chài và những thức tỉnh của Phùng.


Một số nhận định hay về tác giả/ tác phẩm           

Đề 1: Ông Hà Xuân Trường đã nói: “sáng tác của Nguyễn Minh Châu chỉ có một nửa hiện thực XHCN. Tác phẩm của anh ấy nhiều ưu tư quá, thiếu tinh thần lạc quan cách mạng.”

GS Trần Đình Sử cho biết: “Qua các sáng tác cuối đời, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những chủ đề mới của văn học, cho ta nhìn thấy những khía cạnh phong phú, phức tạp mà văn học trước đó chưa hề đề cập.”

Hồ Hồng Quang đã nhận định về hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: ” Một số nhân vật của anh có những phút sám hối tự thú về những lỗi lầm do chuẩn mực đạo đức và lương tâm con người cắn rứt”.

“Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”. – Nguyễn Khải.

“Nguyễn Minh Châu là một trong những “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của công cuộc đổi mới văn học.” – Nguyễn Ngọc.

“Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên trang giấy của tài năng. Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý”. – Tô Hoài.


Các đề văn liên quan đến bài tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa       

Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. 

Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác – thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông.

Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi biết là nó khỏe đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát.

Phân tích phát hiện của nghệ sĩ Phùng được thể hiện ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình huống nhận thức trong tác phẩm.

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Đề 3: Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu).

Đề 4: Phân tích nhân vật “người đàn bà hàng chài” trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question