Hệ thống kiến thức bài Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân trong sự nghiệp văn học. Nhà văn đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp lao động qua hình tượng ông lái đò và thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Hãy cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) nhé!
Tác giả: Nguyễn Tuân.
Tiểu sử
Sinh ngày 10/ 07/ 1910 – 28/ 7/ 1987), Quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), huyện Hoàn Long, Hà Nội, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Năm 1945, Cách mạng tháng tám thành công, Nguyễn Tuân tích cực tham gia hoạt động cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới
Phong cách sáng tác
Ông viết văn với phong cách gói gọn trong chữ “ngông”. Thể hiện tính ngang tàn, độc đáo của nhà văn. Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp, không không chấp nhận sự xáo mòn của văn học, những tác phẩm của ông luôn thề hiện được sự mới mẻ, độc đáo, mãnh liệt.
Một số tác phẩm tiêu biểu
+ Vang bóng một thời
+ Chữ người tử tù
+ Sông Đà
Giải thưởng
Tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm: Người lái đò sông Đà.
Hoàn cảnh sáng tác
Là kết quả của chuyến đi miền Bắc. Vẻ đẹp mảnh đất và con người nơi đây đã để lại trong tâm hồn nhà thơ nhiều cảm xúc lưu luyến.
Ý nghĩa nhan đề
Làm nổi bật nét đẹp trong lao động qua hình tượng ông lái đò.
Nội dung
Thể hiện nét đẹp lao động của ông lái đò đó là sự chăm chỉ, dũng cảm khi vượt qua những con thác dữ dội. Đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên của dòng sông Đà vừa trữ tình, lại vừa hung bạo.
Nghệ thuật
Ngôn ngữ sống động, tổng hợp nhiều vốn tri thức trên mọi lĩnh vực như lịch sử, địa lý, quân sự, hội họa...
Một số nhận định hay về tác giả/ tác phẩm
+ "Đây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật" (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".
+ "Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức." (Vũ Ngọc Phan)
+ "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa". (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
+ Nguyễn Tuân – một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mớ lạ, nồng nàn, say đắm...( Nguyễn Đăng Mạnh)
Đọc hiểu từng đoạn
+ Lời đề từ: “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”
+ Dòng sông “hung bạo”
+ Sông Đà thơ mộng, trữ tình.
+ Nét đẹp lao động qua hình tượng ông lái đò.
Các đề văn liên quan đến tác phẩm
+ Nghị luận ý kiến bàn về văn học. Có những nội dung chính cần ôn tập như: nhân vật ông lái đò, vẻ đẹp sông Đà, hoặc ý kiến bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
+ Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”
Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên?
+ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.