image hoi dap
image hoi dap

Hệ thống kiến thức bài Sóng (Xuân Quỳnh)

icon-time8/11/2023

Sóng là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh trong sự nghiệp văn học. Hãy cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài Sóng (Xuân Quỳnh) nhé!


Tác giả: Xuân quỳnh.

Ảnh 1

Tiểu sử

Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh năm 1942 và mất năm 1988. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Bà là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. 


Phong cách sáng tác

Phong cách sáng tác thơ của Xuân Quỳnh được đánh giá là tài năng và độc đáo với cách viết tự sự thể hiện, trong thơ của Xuân Quỳnh, người đọc thấy rõ được tâm trạng, cảm xúc hay thậm chí là cả cuộc đời của bà ở trong đó. 


Một số tác phẩm tiêu biểu

+ Hoa cỏ may (thơ, 1989)

+ Tiếng gà trưa (1984)

+ Tự hát (thơ, 1984)

+ Sóng...


Giải thưởng

+ Giải thưởng Nhà nước 

+ Giải thưởng Hồ Chí Mình 


Tác phẩm: Người lái đò sông Đà.

Ảnh 2

Hoàn cảnh ra đời

Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), đây là khoảng thời gian đất nước ta đang bước và cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ ra đời chính là thể hiện những nỗi niềm nhớ mong của người con gái trong tình yêu.


Ý nghĩa nhan đề

“ Sóng” là hình ảnh nhà thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc của một trái tim chờ đợi, khát khao yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn của người con gái thủy chung với trái tim thiết tha, nồng hậu


Nội dung

Thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của người con gái với người mình yêu, đó còn là sự thủy chung son sắc, luôn hi vọng vào hạnh phúc, luôn khát khao được yêu thương.


Nghệ thuật      

+ Hình tượng nghệ thuật ẩn dụ.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

+ Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp, ngắt đoạn linh hoạt phù hợp với cảm xúc của bài thơ. 


Đọc hiểu từng đoạn     

a. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng:

“Dữ dội và dịu êm

Từ nơi nào sóng lên?”

b. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

c. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu

“Con sóng dưới lòng sâu

Dù muôn vời cách trở”

d. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt:

“Cuộc đời tuy dài thế

Để ngàn năm còn vỗ”.


Một số nhận định về tác giả/ tác phẩm

+  “Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ bạn đọc. Sóng không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình. Và, lâu nay, lòng thơ của chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy: Đó chính là Sóng Xuân Quỳnh.” – T.S Chu Văn Sơn

+ “Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội,            nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.” – G.S Trần Đăng Suyền.

+ Dù viết về tình yêu đôi lứa hay tình yêu Tổ quốc, về thế giới trẻ thơ hồn nhiên, trong trắng hay những quan hệ nhân sinh muôn vẻ, thơ Xuân Quỳnh vẫn nổi bật ở vẻ đẹp nữ tính.


Các đề văn liên quan đến bài tác phẩm 

+ Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh? Anh/ chị cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 

+ Hình tượng “sóng” và “em” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

+ Phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Đào Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question