Hệ thống kiến thức bài Vợ nhặt (Kim Lân)
Vợ nhặt là một trong những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Kim Lân. Hãy cùng Topbee Hệ thống kiến thức bài Vợ nhặt (Kim Lân) nhé!
Tác giả: Kim Lân
Tiểu sử
Tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1920 - mất ngày 20 tháng 7 năm 2007). quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Do nhà nghèo nên ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi đi làm. Năm 1941 ông bắt đầu viết và làm văn. Kim Lân là một trong những cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam.
Phong cách sáng tác
Kim Lân có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật, những nhân vật ông viết nên đều có những tính cách, đặc điểm riêg biệt. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vợ nhặt là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện cho phong cách sáng tác của ông.
Một số tác phẩm tiêu biểu
+ Con chó xấu xí
+ Làng Lão Pẩu trong phim Con Vá
+ Lão Hạc
Giải thưởng
+ Nhà nước về văn học nghệ thuật
Tác phẩm: Vợ nhặt
Hoàn cảnh ra đời
Truyện viết ngay sau cách mạng tháng 8, ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, khi hòa bình lặp lại, ông viết lại truyện đặt tên là Vợ nhặt
Ý nghĩa nhan đề
“Vợ” là mối quan hệ vợ chồng, là tình cảm gia đình, “Nhặt’ thường đi với những thứ không ra gì, những thứ đồ rẻ rúm. Theo lẽ thường khi có vợ phải cưới hỏi đàng hoàng nhưng Tràng lại nhặt được vợ -> Khắc họa lại hiện thực nạn đói năm 1945, và khát vọng về sự sống, về hạnh phúc của những người dân nghèo.
Nội dung
Câu chuyện kể về một anh cu Tràng nghèo sống cùng mẹ già ở xóm ngụ cư, hàng ngày làm công việc kéo xe thóc thuê lên tỉnh. Thị là một cô gái được miêu tả có hình dạng xấu xí, quần áo tả tơi như tổ đỉa. Vì câu nói bông đùa của anh cu Tràng mà theo về làm vợ. Mẹ của Tràng là bà cụ tứ khi thấy có nàng dâu mới thì vui mừng, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo lắng vì không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, phần vì đang trong nạn đói, bản thân còn không lo được mà Tràng lại đèo bòng, không biết sau này sẽ ra sao...
Nghệ thuật
Miêu tả tâm lý nhân vật một cách chân thực, độc đáo.
Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị giàu sức gợi hình, gợi cảm.
Phân tích nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt
Hoàn cảnh/ Tình huống truyện:
Khắc họa lại cảnh nạn đói năm 1945, người chết thì như ngả rạ, người sống thì vật vờ như những đám ma, xóm ngụ cư không nhà nào có ánh lửa, trẻ con thì ngồi xó cửa, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết, tiếng trống thuế dồn dập, Tràng bỗng nhiên nhặt được vợ.
Nhân vật Tràng:
+ Trước khi có vợ: Gia cảnh nghèo khó, xấu xí, ăn nói thô kệch, sống bằng nghề kéo xe thóc thuê, sống cùng mẹ già ở xóm ngụ cư. Chăm chỉ lao động kiếm sống để nuôi bản thân và mẹ già. Có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm với mọi người xung quanh.
+ Sau khi có vợ: Tràng trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ lẫn hành động. Biết quan tâm và đồng cảm với người vợ. Sáng hôm sau dậy Tràng ý thức được trách nhiệm của bản thân về gia đình. Tràng luôn hi vọng về một gia đình hạnh phúc, vui vẻ.
Nhân vật thị:
+ Trước khi về làm vợ: Là một người con gái có vẻ bề ngoài không mấy ưa nhìn, vì đói mà trở nên hốc hác, xấu xí, quần áo tả tơi, ăn nói thì đanh đá, chỏng lỏn, sẵn sàng đánh mất liên sỉ vì miếng ăn và theo không Tràng về làm vợ.
+ Sau khi về làm vợ: Khi chứng kiến nhà Tràng là một căn lều rách nát nhưng không than vãn hay thất vọng. Trở thành vợ hiền, dâu thảo, biết thân phận và trách nhiệm của mình, lễ phép không còn cái dáng vẻ đanh đá, chỏng lỏn như trước.
Bà cụ Tứ:
Là một bà mẹ già, sống ở xóm ngụ cư. Khi thấy con trai có vợ cảm xúc của bà trở nên phức tạp. Vui vì con trai bà đã có được vợ, có được hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng buồn vì bản thân bà không làm tròn trách nhiệm của người mẹ, không lo được cuộc sống cho con. Bà càng lo lắng hơn không biết có vượt qua được cái nạn đói này không. Luôn hi vọng về một gia đình hạnh phúc, sung túc.
Một số nhận định hay về Tác giả/ Tác phẩm
+ “Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. (Dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
+ “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn.”
+ "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người"
+ “ Ở tác phẩm này, nhà ăn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.”
“Chỉ với ba truyện Vợ Nhặt, Làng, Con chó xấu xí… Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam”.
Các đề văn liên quan đến bài tác phẩm Vợ nhặt
+ Cảm nhận đoạn trích: “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào[…]Thị có vẻ rón rén, e thẹn”.
+ Cảm nhận đoạn trích: “Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà […] ấy thế mà thành vợ thành chồng”.
+ Cảm nhận tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích: “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho[…] nước mắt chảy xuống ròng ròng”.
+ Cảm nhận đoạn trích: “Sáng hôm sau mặt trời lên bằng con sào […] tu sửa lại căn nhà”.
+ Cảm nhận đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại […] lá cờ đỏ bay phấp phới”.
+ Cảm nhận đoạn trích: “Bà lão cúi đầu nín lặng…. ………..chúng mày về sau”