image hoi dap
image hoi dap

Hình thức sinh sản của rêu

icon-time28/9/2023

Trên những bờ tường, thân các cây to hay cả những tảng đá, một góc sân lâu ngày ta thường thấy chúng mọc một lớp rêu xanh. Rõ ràng chẳng ai trồng nhưng nó vẫn mọc đâu đó xung quanh chúng ta. Bạn có bao giờ thắc mắc Rêu sinh sản theo hình thức nào mà lại mọc nhanh đến vậy? Để Topbee giúp bạn cập nhật thông tin ngay trong câu hỏi dưới đây

Câu hỏi: Rêu sinh sản theo hình thức nào?

Rêu sinh sản theo hình thức bằng bào tử theo các bước: Đến kì sinh sản, túi bào tử mở nắp rơi các bào tử ra và các bào tử này nảy mầm thành cây rêu con. 


Đặc điểm của rêu

- Rêu là loài thực vật bậc cao có cấu tạo đơn giản, thường sống trên cạn ở những nơi ẩm ướt, có chiều cao chỉ từ 0,2-10cm, có loài cao tới 50cm. Chúng thường sống thành từng cụm, từng thảm, mảng bám có màu xanh ở những nơi ẩm ướt và có bóng râm. 

- Đặc điểm của rêu:

+ Lá nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn

+ Rêu không có hoa, và không có hạt

+ Thân chúng ngắn và không phân nhánh, chưa có mạch dẫn.

+ Thân, rễ, lá của rêu đều là những bộ phận giả. 

Hình thức sinh sản của rêu - ảnh 1

- Chúng không có mô dẫn nước và các chất dinh dưỡng chuyên biệt nên chúng lấy nước, chất dinh dưỡng trực tiếp qua tế bào. Tất cả dinh dưỡng nuôi rêu được chúng tổng hợp từ mưa ẩm và ánh sáng mặt trời nên chúng có thể dễ dàng sinh sôi nảy nở. Do có cấu tạo chưa hoàn chỉnh nên môi trường sống lí tưởng cho rêu là ở nơi ẩm ướt, thậm chí trong hang động tối tăm rêu vẫn có thể sống được.


Hình thức sinh sản của rêu

Phần lớn, rêu sinh sản theo hình thức bằng bào tử. Trước khi hình thành túi bào tử, trên các ngọn của cây rêu có chứa cơ quan sinh sản hữu tính riêng biệt đó là: tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Sau khi chúng thụ tinh (thụ tinh nhờ nước) sẽ tạo thành các túi bào tử, bên trong chứa các bào tử. Khi túi bào tử mở nắp, các hạt bào tử rơi ra, gặp điều kiện thuận lợi chúng nảy mầm thành cây rêu con. 

Hình thức sinh sản của rêu - ảnh 2

Vai trò của cây rêu

- Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn: Khi rêu chết đi, chúng sẽ biết thành chất mùn có tác dụng là tơi cho đất, tích trữ chất hữu cơ và khoáng chất cho đất, góp phần quan trọng trong quá trình phong hóa đá hình thành đất.

- Một số loài dùng làm phân bón, làm chất đốt, là nguyên liệu để sản xuất các khí đốt như hydro, methanol, khí ga thiên nhiên,…

- Có khả năng hấp thụ nước và các chất độc hại nên rêu được tận dụng để làm nên thành phần chính của than bùn, than làm từ rêu tạo nên một chất lọc hiệu quả, dùng xử lý nước thải chứa nhiều kim loại nặng hay xử lý các sự cố tràn dầu.

- Một số loài rêu dùng để làm thuốc chữa bệnh thần kinh, tim mạch, giảm viêm và sốt, trị sỏi thận.

- Có vai trò quan trọng trong nghề sinh vật cảnh như: dùng để trang trí các vườn hoa, cây cảnh, rồng làm lớp phủ mặt đất trên chậu bonsai, non bộ, tiểu cảnh,..

-------------------

Trên đây Topbee đã giải đáp hình thức sinh sản của rêu và những đặc điểm, vai trò của rêu trong cuộc sống. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những điều thú vị về loài cây nhỏ bé xung quanh ta. Chúc bạn học tốt!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question