image hoi dap
image hoi dap

Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Định ở Tiền Giang

icon-time11/10/2023
(1 đánh giá)

Vùng đất Tiền Giang nơi rạng danh xứ sở, nơi có những người anh hùng dân tộc đã chiến đấu quật cường với tinh thần bất khuất để giữ gìn bờ cõi đất nước Việt Nam ta. Được trở về mảnh đất Tiền Giang cùng nhau tìm hiểu Đền thờ Trương Định cùng chúng tôi nhé. 


Dàn ý kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Định ở Tiền Giang

Mở bài: 

Giới thiệu đôi nét về di tích lịch sử văn hoá Tiền Giang- Đền thờ Trương Định         

Thân bài: 

- Lịch sử hình thành đền thờ: Là nơi căn cứ ngày xưa khi mà ông thực hiện chiến dịch” Đám lá tối trời”

- Khu đền mộ gồm hai phần: Đền mộ và đền thờ -Khái quát chung khu mộ: Tường cao 70cm, gồm 4 trụ lớn, mỗi trụ gồm hoa sen.Khái quát chung khu đền thờ: Mang dáng dấp của lối kiến trúc phương Đông 

Kết bài: 

Đền thờ Trương Định tuy không nguy nga, tráng lệ nhưng cũng đủ thấy được sự tôn kính của nhân dân dành cho vị anh hùng.

Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Định ở Tiền Giang

Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Định ở Tiền Giang

Chúng tôi di chuyển trên đường quốc lộ 50, rẽ tay trái về hướng Gò Đông. Càng đi tôi càng cảm thấy hào khí ngút trời của một anh hùng vì dân vì nước muôn đời đó chính là Đền thờ Trương Định.

Phía trước đền thờ có tượng anh hùng dân tộc Trương Định. Được biết nơi thờ của ông chính là nơi căn cứ ngày xưa khi mà ông thực hiện chiến dịch “Đám lá tối trời” và cũng là nơi yên nghỉ của ông tại khu vực Phan Đình Phùng tại thị xã Gò Công. Khu căn cứ “Đám lá tối trời” ngày xưa, bây giờ đã được chính quyền xây dựng khá là khang trang. Tại đây xưa kia là một gò đất cao, xung quanh là ao hồ nước đọng. Khu đền mộ gồm hai phần: phần đền thờ và phần mộ. Phần mộ của Trương Định được xây dựng theo lối kiến trúc tiêu biểu của người Việt ở Nam Bộ, mộ được xây dựng bằng hợp chất ô dước và có dáng hình voi phục. Bao quanh khu mộ là bờ tường cao 70cm, gồm 4 trụ lớn, mỗi trụ đều có hình hoa sen. 

Phần đền thờ được xây thêm vào năm 1972 vừa mang dáng dấp của lối kiến trúc truyền thống phương Đông trang nghiêm, cổ kính vừa mang tính tân thời với án thờ. Khu vực đền thờ có trưng bày một quyển sách độc mộc về tiểu sử của Trương Định và được ghi nhận là kỉ lục Việt Nam. Đi hết một vòng, tôi ngước nhìn một lời tuyên bố của Trương Định mà tôi nghe vô cùng xúc động “Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”. Tôi càng thấy được tinh thần bất khuất của Trương Định, tôi càng hiểu rõ vì sao người dân ở đây lại vô cùng tôn kính vị anh hùng này. Càng đi tôi càng choáng ngợp trước vẻ đẹp nơi đây, có một điều gì đó đặc biệt từ nơi đây vô cùng khác đối với nơi khác. Tôi đành phải dừng chân tại đây để trở về Hà Nội của tôi, chân đi mà lòng không muốn rời. Tôi đành phải chờ đợi một chuyến thăm lần sau.

Đền thờ Trương Định tuy không nguy nga, lộng lẫy nhưng đã thấy được sự tôn kính của nhân dân dành cho vị anh hùng vì nước, vì dân này.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question