Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa ở Bình Định
Bình Định từ lâu đã nổi tiếng không chỉ là vùng đất võ cổ truyền mà còn chứa đựng nhiều danh lam thắng cảnh cùng các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, trong đó tiêu biểu là quần thể di tích bảo tàng Quang Trung.
Dàn ý Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa Bào tàng Quang Trung ở Bình Định
Mở bài:
Giới thiệu về chuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa ở Bình Định - Bảo tàng Quang Trung
Thân bài:
Lịch sử hình thành khu bảo tàng
- Được khánh thành vào năm 1978 tại làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Nơi đây là quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn
Vị trí, cảnh đẹp khu bảo tàng
- Thiết kế với cấu trúc 9 phòng trưng bày lưu giữ khoảng trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn
- Thiết kế cân đối theo hình tỏa tròn ra bốn hướng và được tụm lại ở chính giữa.
- Khí chất cổ xưa với những lớp mái ngói đỏ gạch, cong cong chạm khắc những hình uốn lượn điêu
- Nằm cạnh nhà trưng bày là nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn - nơi biểu diễn võ thuật cổ truyền và trống trận Quang Trung phục vụ du khách.
- Giếng nước nằm ở vị trí bên phải của điện và bên trái của điện là hình ảnh cây mẹ cổ thụ tỏa mát ra một góc của khu vườn.
Kết bài:
Tạm biệt mảnh đất Bình Định để về với thành phố của tôi. Chuyến tham quan di tích lịch sử lần này tôi sẽ mãi khắc ghi. Tôi hứa sẽ làm tốt công việc của mình và sẵn sàng đóng góp và phát huy thế hệ trước để lại.
Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử văn hóa Bào tàng Quang Trung ở Bình Định
Quả đúng như câu tục ngữ: ‘’ Cuộc đời là những chuyến đi’’. Câu tục ngữ khuyên chúng ta về hành trình khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống để tìm kiếm những vẻ đẹp của cuộc sống. Và tôi, tôi luôn khao khát tìm kiếm những chuyến đi, bởi một lần trải nghiệm là một lần tôi có thể học được nhiều bài học hay. Chuyến tham quan lần này cũng vậy, tôi vô cùng ấn tượng khi ghé thăm khu di tích lịch sử văn hóa ở Bình Định - Bảo tàng Quang Trung.
Từ Quy Nhơn thành phố nơi tôi sinh sống, ở đó cách bảo tàng Quang Trung khoảng 45km theo đường quốc lộ 19. Được khánh thành vào năm 1978 tại làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Nơi đây là quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Khu vực bảo tàng Tây Sơn Quang Trung Bình Định được thiết kế với cấu trúc 9 phòng trưng bày lưu giữ khoảng trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn. Đi cùng nhóm tôi có chị hướng dẫn viên, nhờ chị mà tôi học thêm về lich sử nơi đây cũng như 3 anh hùng.

Bảo tàng là nơi lưu lại dấu tích ba anh em họ Nguyễn. Gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là 3 vị lãnh đạo cho phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Quần thể bảo tàng Tây Sơn được thiết kế cân đối theo hình tỏa tròn ra bốn hướng và được tụm lại ở chính giữa. Đây cũng chính là địa điểm đặt tượng đài Quang Trung. Khí chất” cổ xưa với những lớp mái ngói đỏ gạch, cong cong chạm khắc những hình uốn lượn điêu nghệ. Tôi thăm nơi này mà trong lòng không khỏi nôn nao, xúc động, Bởi chính nơi đây đã gắn liền với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vẻ vang của dân tộc. Nằm cạnh nhà trưng bày bảo tàng Quang Trung là nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nơi đây có màn biểu diễn võ thuật lưu truyền tinh thần võ thuật dân tộc Tây Sơn. Nhà trưng bày có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính với hệ thống mái lợp ngói âm dương tráng men mang dáng dấp mái đình, chùa Việt Nam vào thế kỷ 18. Công trình gồm 9 phòng, trưng bày hơn 11.000 tư liệu, hiện vật xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Dường như tôi thấy được trang nghiêm, cổ kính, những hiện vật vẫn còn mãi lưu giữ để nhắc nhở tôi cũng như những người con thế hệ sau luôn biết ơn, học tập và làm theo tấm gương của thế hệ trước. Nằm cạnh nhà trưng bày là nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn - nơi biểu diễn võ thuật cổ truyền và trống trận Quang Trung phục vụ du khách.

Tương truyền, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã có vai trò rất lớn trong việc sáng tạo, phát triển và hoàn thiện các môn võ Bình Định. Được chị hướng dẫn viên đi cùng, tôi vừa được tham quan phong cảnh vừa được lắng nghe những lịch sử hào hùng. Chị nói: Nơi đây Cũng chính Nguyễn Huệ đã chủ trương đưa nhạc trống vào luyện võ nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, tạo thành tác phẩm khí nhạc góp phần vào thắng lợi đánh tan 29 vạn quân Thanh, tiến vào giải phóng thành Thăng Long mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789). Nhìn từ xa tôi thấy được dàn trống trận Quang Trung. Dàn trống trận Quang Trung gồm 12 chiếc, tượng trưng cho 12 con giáp. Mỗi bài trống gồm 3 hồi mang âm hưởng các bài nhạc tuồng. Đến với bảo tàng Quang Trung, du khách còn được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử vô cùng quý giá. Trong khu vườn cũ của gia đình Vua vẫn còn giếng nước thời xưa và cây me cổ thụ. Giếng nước nằm ở vị trí bên phải của điện và bên trái của điện là hình ảnh cây mẹ cổ thụ tỏa mát ra một góc của khu vườn. Đi hết cả một buổi trời mà tôi còn chưa đi hết một nửa của khu bảo tàng. Tôi thấy thật tiếc, giá mà tôi không có việc bận vào phải đến nhà Bà ngoại thì tôi cùng các bạn có thể tham quan hết cả bảo tàng rồi. Tôi đành hẹn mảnh đất võ này vào dịp sau, lần tới tôi sẽ đi hết để tham quan cũng như học hỏi hơn về kiến thức lịch sử.
Tạm biệt mảnh đất Bình Định để về với thành phố của tôi. Chuyến tham quan di tích lịch sử lần này tôi sẽ mãi khắc ghi. Tôi hứa sẽ làm tốt công việc của mình và sẵn sàng đóng góp và phát huy thế hệ trước để lại.