Kể về một chuyến tham quan tới di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải
Quảng Trị không chỉ là mảnh đất quê hương của đại tướng Võ Nguyên Giáp, nơi đây còn là nhân chứng lịch sử qua biết bao thời kì chiến tranh. Vậy để tìm hiểu thêm về những giá trị lịch sử đó hãy cùng Topbee viết bài văn kể về một chuyến tham quan tới di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải
Kể về một chuyến tham quan tới di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao” – “cảnh nhàn” của Nguyến Bỉnh Khiêm như một lời thúc giục gọi mời em đi đến nơi đây vậy. Vì thế chuyến thực tế đến với di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải được nhà trường tổ chức khiến em như muốn đi tìm chốn xôn xao và quyết định sẽ đặt chân đến mảnh đất hữu tình này.
“Bến Hải xanh xuôi về biển hiền hòa
Ai nỡ cắt sông, chia đôi dòng nước
Hơn hai mươi năm Hiền Lương hai nửa
Để bên bồi, bên lở cách xa”
Đoạn thơ trên đã cho em thêm vô vàn cảm hứng trước khi đặt chân đến đây. Chuyến đi này được coi là chuyến thực tế trải nghiệm lịch sử bổ ích mà thú vị nhất trong quá tình học tập này. Đi, đi nữa, đi mãi, cuộc đời là những chuyến đi, đi để trau dồi đi để biết nơi đó đây đặc biệt hành tình đi tìm hiểu lịch sử tại mảnh đất Quảng Trị đã khiến một “con lười” như em muốn đi xuyên suốt cuộc đời này.
Đoàn chúng em đi gồm năm mươi người, trong đó có hai thầy cô giảng dạy bộ môn lịch sử dẫn đoàn, tại địa điểm xuất phát là thành phố Huế và quá trình di chuyển khoảng gần hai tiếng đồng hồ để đến Di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải. Xuyên suốt đường đi ngoài việc được nghe những bản hòa ca của mảnh đất hữu tình Quảng Trị chúng em còn được ngắm nhìn thiên nhiên thơ mộng của miền Trung. Ôi bản thân như được đắm chìm bởi đặc sắc của mảnh đất này vậy, đó là cảm xúc của em khi vừa đặt chân xuống. Quảng Trị đón đoàn chúng em bằng cơn gió chiều nhẹ nhẹ, nhìn xa xa đằng kia chúng em đã thấy hình ảnh cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch từ trong nước đến ngoài nước lượng khách ồ ạt đến khiến em cảm tưởng rằng hút của Trái Đất dường như đổ dồn về đây vậy.
Theo như lời thuyết minh của chị hướng dẫn viên khu di tích cầu Hiền Lương là nhân chứng lịch sử trước cảnh “đất nước chia đôi”. Chúng em còn được xem những hình ảnh những phóng sự khi cầu còn được chia thành hai màu xanh và vàng, những hình ảnh đó như chất xúc tác đã lay động biết bao trái tim trước hoàn cảnh khó khăn thời bấy giờ. Đứng trên cầu nhìn xuống là hình ảnh dòng sông gợn màu xanh biếc, những dòng nước chảy trông yên ắng làm sao nó hoàn toàn đối lập với sự đấu tranh khốc liệt của thời bấy giờ. Sông Bến Hải lúc này như khoác lên mình chiếc áo mới, khi bến đò Tùng Luật và bến đò Cửa Tùng ngày xưa chỉ là phương tiện của chiến tranh. Cho đến nay hai bến đò đã được quy hoạch thành khuôn viên và đài tượng niệm đó được coi như một sự tri ân sâu sắc của nhân dân Quảng Trị gửi đến giá trị trong chiến thắng của bến đò này.
Không những được học tập mở mang kiến thức về lịch sử, đoàn chúng em còn được tìm hiểu về văn hóa cũng như con người Quảng Trị. Con người Quảng Trị thân thiện lắm, ngoài ra cũng không thể không nhắc đến ẩm thực nơi đây mỗi món ăn là một biểu tượng đặc trưng của miền Trung hữu tình. Để hỏi rằng có mệt không? Thì chắc hẳn tất cả sẽ trả lời có, nhưng song hành cùng cái mệt đấy là vô vàn tri thức và kiến thức được tiếp. Vì thế hành trình này được coi là chuyến thực tế vô giá mà đoàn chúng em được hưởng.
Hành trình này khép lại sẽ có hành trình khác mở ra, đối với em chuyến tham quan di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải là vô cùng ý nghĩa và đó được coi là cầu nối để em tìm hiểu đến những địa danh khác. Sau chuyến đi này cũng giúp em hiểu rằng câu nói “đi một ngày dàng học một sàng khôn” là hoàn toàn hợp lẽ.
----------------------------------------
Trên đây là bài viết kể về một chuyến tham quan tới di tích cầu Hiền Lương sông Bến Hải. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn văn!