image hoi dap
image hoi dap

Kết bài chung nghị luận văn học

icon-time26/8/2023
(1 đánh giá)

Để viết một bài nghị luận văn học hay, chúng ta không nên chỉ tập trung vào mỗi phần thân bài mà ngay từ mở bài hoặc thậm chí là phần kết bài cũng cần tập trung để làm nổi bật cũng như tổng kết vấn đề. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee tìm hiểu Kết bài chung nghị luận văn học


Kết bài nghị luận văn học cần những tiêu chí nào?

Kết bài nghị luận văn học cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản:

- Kết bài phải thể hiện được quan điểm đã trình bày ở phần thân bài: Chúng ta cần tránh trường hợp “đầu voi đuôi chuột”, phần thân bài thể hiện quan điểm như thế nào thì phần kết bài tóm tắt lại quan điểm đó một cách ngắn gọn song phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở trên.

- Kết bài mang tính tổng quát, không lan man: Kết bài là phần mà chúng ta tổng kết lại vấn đề. Vì vấn đề đã được giới thiệu ở phần mở bài; phân tích, bình luận, đánh giá, nêu ý kiến ở phần thân bài; do đó, ở kết bài, chúng ta tóm gọn một cách khái quát, tránh lỗi lặp, viết dài dòng khiến bài văn trở nên nhàm chán.

Kết bài chung nghị luận văn học

Công thức viết kết bài chung nghị luận văn học


Kết bài đơn giản

Bước 01: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Ở bước này, về cơ bản, chúng ta chỉ cần khẳng định lại vấn đề đã được thể hiện ngay ở phần mở bài hoặc thân bài. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, vấn đề phải mang tính tổng quát. Đó phải là vấn đề chính, vấn đề lớn mà người viết đang tập trung thể hiện, tránh trường hợp khẳng định ý nhỏ trong vấn đề lớn.

Bước 02: Đánh giá về sự thành công của tác giả

Từ vấn đề được khẳng định, người viết phải nêu bật được sức ảnh hưởng của tác giả đối với nền văn chương nước nhà hoặc đó phải là vấn đề tạo nên phong cách sáng tác, quan điểm nghệ thuật của tác giả.

Bước 03: Bài học rút ra

Bất cứ một vấn đề nào được đặt ra luôn mang đến bài học, ý nghĩa, thông điệp nhất định. Người viết cần thể hiện nó bằng cách đưa ra suy nghĩ của bản thân cảm nhận được sau khi tìm hiểu về vấn đề nghị luận.

Ví dụ: “Sóng” là bài thơ năm chữ với ngôn từ giản dị, sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật với giọng thơ vừa đằm thắm thiết tha vừa mãnh liệt sôi nổi… đã thành công bày tỏ khao khát về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. “Sóng” góp phần tạo nên dấu ấn tên tuổi trong nền văn chương Việt Nam của thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi lên cho bạn đọc sự đồng cảm về những nỗi niềm của người con gái trong tình yêu.

Kết bài chung nghị luận văn học

Kết bài nâng cao, mở rộng vấn đề

Cách 01: Dùng lí luận vào kết bài

Với cách kết bài nâng cao, mở rộng vấn đề này đòi hỏi người viết phải có sự hiểu biết nhất định về kiến thức lí luận văn học. Đồng thời sử dụng nó một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn, tùy vào vấn đề nghị luận mà vận dụng lí luận phù hợp.

Ví dụ: Pauxtopxki từng nói rằng “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Quả vậy, chính chi tiết cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng lên tường đã cứu rỗi cuộc đời của Gion-xi trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ohenri. Có thể nói, với bạn đọc, đó là chi tiết làm nên cái hay của tác phẩm, chi tiết làm nên một tác phẩm vị nhân sinh cao cả.

Cách 02: Áp dụng kiến thức thực tế

Đây là cách viết đưa văn học đến gần hơn với thực tiễn. Để viết kết bài dạng này, người viết có thể dẫn dắt câu chuyện đời sống từ đó khái quát vấn đề nghị luận văn học.

Ví dụ: Mỗi lần đi qua Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, có lẽ không chỉ riêng rôi mà tất cả mọi người đều sẽ nhớ đến một quá khứ hào hùng, tráng lệ nhưng thấm đấm tình đồng chí anh em trong tác phẩm “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.


5 mẫu kết bài áp dụng chung cho các bài nghị luận văn học

1. Năm tháng trôi qua và lịch sử thay đổi liên tục. Nhưng tác phẩm … của nhà văn / nhà thơ … mãi mãi là đóa hoa bất diệt như mùa xuân vô định, ghi lại quá khứ oanh liệt, rực rỡ một thời của đất nước mình. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã trở thành linh hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.

2. Khép lại những trang văn / thơ ấy, trong lòng người đọc vẫn còn rất nhiều cảm xúc. Tác giả … đã gieo vào lòng chúng ta biết bao cảm xúc không chỉ cho hôm nay mà còn cho cả mai sau. Điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm …, khiến độc giả càng thêm yêu thế giới văn học.

3. Trong tác phẩm … có lẽ là bức vẽ đẹp nhất mà họa sĩ … đã tạo ra trong sự nghiệp sáng tạo của mình. Dù ở quá khứ, hiện tại hay tương lai thì tác phẩm … sẽ sống mãi với thời gian. Đúng với câu nói: “văn chương vượt lên trên mọi hư hỏng, chỉ riêng nó không chấp nhận quy luật chết”.

4. Sau khi đọc một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi mình “tác phẩm đó mang lại điều gì mà khiến nhiều độc giả yêu thích đến vậy?”. Có lẽ tác giả … đã sử dụng tất cả những tầng ngôn ngữ tinh tế nhất để tạo ra một tác phẩm … với sự hoàn hảo như vậy.

5. Xuân Diệu quan niệm: “thơ là hiện thực, thơ là cuộc sống, thơ là thơ.” Tác giả … đã đưa hiện thực ấy vào trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời … cũng làm tan chảy trái tim người đọc khi nghĩ đến tác phẩm …..Trên thực tế, văn học chân chính nằm ngoài sự suy tàn của thời gian, vì vậy tác phẩm … tiếp tục tỏa sáng cho đến hôm nay và mãi mãi. 


Tránh những lỗi sau khi viết kết bài nghị luận văn học

- Dài dòng, lan man: Kết bài có nghĩa là kết thúc vấn đề. Chúng ta đã giới thiệu vấn đề ở phần mở bài, tập trung giải quyết vấn đề ở phần thân bài, do đó, đến với kết bài, chúng ta nên làm ngắn gọn, khái quát vấn đề, không viết “tràng giang đại hải”.

- Sai vấn đề: Có rất nhiều trường hợp người viết trình bày “đầu voi đuôi chuột, nghĩa là ở trên trình bày vấn đề một đường, ở dưới tổng kết vấn đề một nẻo. Đây được xem là lỗi kiến thức cơ bản, do đó, người viết cần lưu ý vấn đề này.

- Sai tên tên tác phẩm, tên và tình trạng của tác giả: Học sinh gần như mắc lỗi sai ở phần này. Tên tác phẩm viết sai, có khi tên tác giả cũng viết sai nốt. Trường hợp oái oăm hơn là tác giả hiện còn sống tuy nhiên lại nhầm kiến thức thành tác giả không còn. Đó là điều tối kị khi làm bài. Đây cũng là điều mà người viết chú ý.


Kết bài chung cho nghị luận văn học lớp 12


Kết bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm – 1971)

Pautopxki đã từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp”. Và Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy niềm vui ấy trên con đường riêng của mình khi tiến đến Đất Nước: Là một Đất Nước thật yên bình, gẫn gũi và đẹp đẽ biết bao cùng với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” được hiện lên qua những đường nét dưới ngòi bút tinh xảo của thi nhân. Đồng thời cũng đã thể hiện được những suy tư cùng cảm xúc mãnh liệt của thi nhân đối với quê hương và đấy nước, tất cả tuôn chảy ào ạt trong tâm trí người đọc rí rách những reo vui. “Đất Nước” không chỉ đưa ta về với cội nguồn của dân tộc và những vẻ đẹp mới của Đất Nước mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi một người người con đất Việt qua mọi thời đại, để rồi mỗi chúng ta hãy nâng cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm để góp phần làm cho Đất Nước ngày càng giàu đẹp và vững mạnh hơn.


Kết bài Tây Tiến (Quang Dũng – 1948)

Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất về người lính Tây Tiến trên phông nền của thiên nhiên Tây Bắc. Quang Dũng đã thể hiện một tượng đài bấthủ. Khói lửa chiến tranh dù đã đi qua, lịch sử dân tộc giờ đã bước sang một sang mới nhưng những người lính Tây Tiến năm xưa vẫn còn sống mãi trong trái tim của biết bao thế hệ bạn đọc:

“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông” 

(Giang Nam)


Kết bài Việt Bắc (Tố Hữu – 1954)

“Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi” -  Một lời khẳng định mạnh mẽ và đầy tự hào về vị trí của Việt Bắc trong trái tim Tố Hữu. “Việt Bắc” là áng thơ tiêu biểu cho hồn thơ ông. Như Xuân Diệu đã từng nhận định rằng: “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu bước lên”. Đây là khúc hát ân tình thủy chung của người lính cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả. Nỗinhớ đó đã rung động và đi vào lòng người đọc như những khúc hát dân ca dịu dàng, để lại bao say đắm ngọt ngào thấm đậm tình người về một mảnh đất  đã gắn bó với biết bao lớp người, có lần Chế Lan Viên cũng đã từng viết:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”


Kết bài Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân – 1960)

Mác-xen Pruxt quan niệm: “Thế giới không chỉ được tạo lập một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện, thế giới được tạo lập thêm một lần nữa”. Điều này quả thật đúng với Nguyễn Tuân. Dù hơnnửa thế kỉ đã trôi qua nhưng những dấu ấn về một sinh thể sống - Sông Đà với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình (…những dấu ấn về người lái đò với vẻ đẹp trí dũng, tài hoa, tuy giản dị và bình tâm nhưng họ vẫn đang ngày đêm đóng góp mình làm nên Đất Nước, như Nguyễn Khoa Điềm đã từng bộc lộ qua những câu thơ:

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”)

…hung bạo trữ tình vẫn còn nguyên giá trị qua bao thế hệ bạn đọc được Nguyễn Tuân đóng góp cho nền văn học Việt Nam ta.


Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường – 1981)

Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là kết tinh và tổng hòa đẹp đẽ của một tình yêu say đắm với dòng sông, với quê hương xứ xở và tài năng nghệ thuật của cây bút giàu trí tuệ và am hiểu sâu rộng về xứ Huế mộng mơ – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dù đã gần nửa thể kỉ trôi qua, nhiều sự kiện đã phôi phai theo năm tháng nhưng những dấu ấn về dòng sông Hương yêu kiều, quyến rũ và đắm say mãi luôn sâu đậm trong tâm trí qua bao thế hệ bạn đọc.


Kết bài Hồn Trương Ba – Da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ – 1981)

Dù đã gần một nửa thế kỉ trôi qua kể từ khi vở kịch ra mắt bạn đọc và công chúng nhưng những triết lí nhân sinh mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi người đọc qua “HTB-DHT” vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Để rồi mỗi con người chúng ta vẫn đang hàng ngày vươn lên để được sống là chính mình


Kết bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài – 1952)

Gấp lại những trang sách truyện ngắn  “Vợ chồng A Phủ” mà những dư âm và dấu ấn về Mị - một cô gái với sức sống mãnh liệt luôn thường trực và tiềm tàng trong tiềm thức, về một số phận đáng thương của người dân nghèo dưới chế độ chủ nô phong kiến miền núi vẫn in đậm trong lòng bao thế hệ bạn đọc. Truyện ngắn Tô Hoài không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của thiên nhiên và con người Tây Bắc mà còn dấy lên trong  mỗi chúng ta niềm tin vào sức sống mãnh liệt, tin vào tự do cho hạnh phúc, để rồi mỗi chúng ta phải tự mình đấu tranh vươn lên cho những điều tốt đẹp của cuộc đời mình.


Kết bài Vợ nhặt (Kim Lân – 1962)

Đâu là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai? Đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao! Văn học luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh của những giọt ngọc thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn Kim Lân để tác phẩm “Vợ nhặt” còn vương vấn mãi trong trái tim biết bao thế hệ độc giả.


Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu – 1983)

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã được nhà văn Nguyễn Minh Châu góp vào vườn hoa văn chương Việt Nam một bông hoa ngát hương, lưu hương sắc, tô thắm thêm cho thi đàn văn học và cuộc đời. Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc thưởng thức một tác phẩm hay vớinội dung vô cùng sâu sắc, đậm tính nhân văn. Gấp lại trang truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nhưng những gì mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm khiến những câu chữ vẫn còn quanh quẩn đâu đây, trong trí óc củamỗi chúng ta với dư âm còn vang vọng mãi.

---------------------------------------

Trên đây là bài viết Kết bài chung nghị luận văn học do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question