Đọc hiểu Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time20/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng - SGK Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Huy Tưởng sinh năm 1912, mất năm 1960.

- Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 

- Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. - Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội.

- Năm 1938 - 1945 ông tham gia Hội Truyền bả Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng, được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

- Tháng 8 - 1945, Nguyễn Huy Tưởng đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong.

- Cách mạng Tháng Tám thành công. Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

- Hòa bình năm 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại kịch và tiểu thuyết.

- Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao Lạng (kí, 1951)...

b. Phong cách nghệ thuật

- Trong văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn đầy chất thơ của cuộc sống và chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về tình yêu thương người thân, xóm làng và cộng đồng.

- Thiên hướng khai thác các đề tài về lịch sử

- Đóng góp lớn nhất của ông ở hai thể loại: tiểu thuyết, kịch.

- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc, ý vị.

Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm ra đời năm 1960. Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng minh kháng chiến chống lại giặc Mỹ. Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là một trong ba tác phẩm cuối cùng của ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng.

- Tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được ông viết vào phút cuối của cuộc đời, khi ông phải gian nan chống lại bệnh tật của mình.

2. Thể loại

Tiểu thuyết lịch sử

3. Bố cục

Bố cục 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “cho các em”): giới thiệu về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Phần 2 (tiếp đến “quân Nguyên”): tóm tắt tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Phần 3 (còn lại): giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

4. Nội dung chính

Đoạn trích đã giới thiệu tới người đọc một tác phẩm viết về người anh hùng Trần Quốc Toản có tựa đề: Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Qua việc tìm hiểu tác phẩm và khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật, người đọc biết tới câu chuyện một cách thú vị và dễ dàng hấp dẫn người đọc tìm hiểu về tác phẩm cũng như người anh hùng thiếu nhi Trần Quốc Toản.


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu 1. Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào. 

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Khi giặc Nguyên có ý định xâm lược nước ta, chúng đã lấy cớ cho sứ thần sang giả vờ xin vua nước ta cho mượn đường đi. Biết được ý đồ này của giặc, Trần Quốc Toản vô cùng căm phẫn. Khi chú của anh là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Trần Quốc Toản theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Chờ mãi chưa gặp được vua để xin lệnh cho đánh, Trần Quốc Toản xô ngã mấy tên lính xuống nước để được gặp vua. Lúc này, cuộc họp đã xong, chàng chạy xuống tâu: "Cho giặc mượn đường là mất nước xin bệ hạ cho đánh" và đặt gươm lên gáy xin chịu tội. Tuy nhiên, vua cho rằng chàng đã sai phép nước, lẽ ra phải chịu tội nhưng tuổi còn nhỏ, lại có tấm lòng yêu nước nên được tha. Vua ban cho chàng quả cam vừa đi vừa ấm ức. Từ đó, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập, rèn võ nghệ. Khi giặc đến, chàng cùng nhiều binh sĩ anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

- Bối cảnh lịch sử: Câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử giặc Nguyên sai sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta, vua và quần thần đang bàn nên đánh hay hòa.

Câu 2. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

Trả lời:

Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than là:

- Nôn nóng khi các em họ “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua.

- Chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã.

Câu 3. Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy? 

Trả lời:

- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản đã liều chết để được gặp vua xin lệnh cho đánh.

- Trần Quốc Toản có hành động như vậy là vì lo lắng đất nước sẽ rơi vào tay giặc ngoại xâm, dân chúng đói khổ.

Câu 4. Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này? 

Trả lời:

- Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo đã gật đầu, mỉm cười nhìn Trần Quốc Toản, nhìn thấy tấm lòng yêu nước lớn lao và ban tặng cho một quả cam.

- Thái độ và cách xử lí đó cho thấy vua Thiệu Bảo là một người hiền từ, anh minh và sáng suốt.

Câu 5. Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó. 

Trả lời:

- Chi tiết: Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây để bàn đi bàn lại. Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước ! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia và in quan gia cho đánh.

- Tác dụng: Làm nổi bật suy nghĩ của Hoài Văn khi thấy các vương hầu đang họp bàn việc nước và tâm trang nôn nao, bồn chồn muốn xin vua cho đánh quân xâm lược.

Câu 6. Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện? 

Trả lời:

Qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện, chúng ta thấy Trần Quốc Toản là một chàng thiếu niên khảng khái và bộc trực, còn nhỏ nhưng đã đau đáu chuyện nước nhà. Là một người yêu nước thương nòi, có dòng máu dũng cảm kiên cường, chàng không do dự mà trực tiếp xin đánh, đẩy lùi quân giặc.

Câu 7. Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu một số ví dụ và cho biết tác dụng. 

Trả lời:

- Chi tiết: vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ,…

- Tác dụng: giúp câu chuyện vừa có tính lịch sử lại mang ngôn ngữ đời thường giúp chúng ta dễ diểu câu chuyện hơn.

Câu 8. Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy. 

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản là nói về lòng yêu nước. 

- Căn cứ vào nội dung văn bản để khái quát chủ đề của tác phẩm. Vì đây là câu chuyện nói về nhân vật lịch sử Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng đứng lên chống quân xâm lược Nguyên Mông.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question