image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

icon-time21/6/2023

Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu bao gồm Giới thiệu tác giả - tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - SGK Văn 8 Kết nối tri thức.


A. Tác giả - Tác phẩm Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu


I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, thường gọi là Tú Xương.

- Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 và mất ngày 29 tháng 1 năm 1907, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh.

- Quê quán: làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

- Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886); Mậu Tý (1888); Tân Mão (1891); Giáp Ngọ (1894); Đinh Dậu (1897); Canh Tý (1900); Quý Mão (1903) và Bính Ngọ (1906).

- Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ (lấy thêm).

- Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão (1903) Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông có khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...

- Một số tác phẩm như:Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ,...

- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

- Hầu hết nội dung trong tác phẩm của ông đều nói về khoa cử, nho học và hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.

- Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.

- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

- Những tác phẩm tiêu biểu: 

+ Văn thơ Trần Tế Xương - nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội

+ Tú Xương con người và nhà thơ của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ - nhà xuất bản Văn hóa

+ Thơ văn Trần Tế Xương - nhà xuất bản Văn học (1970)

+ Tú Xương thi tập do nhà sách Phúc Chí - 95 Hàng Bồ, Hà Nội

+ Trông dòng sông Vị (Văn chương và thân thế Trần Tế Xương)

+ Vị xuyên thi văn tập của Sở Cuồng (tức Lê Dư), Nam Kỳ thư quán (1931 - sau có tái bản)

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Vịnh khoa thi Hương) còn có tên gọi khác Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, được sáng tác năm 1897.

2. Thể loại

Thất ngôn bát cú Đường luật.

3. Bố cục

- Đề (2 câu đầu): Chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX

- Thực (2 câu tiếp): Hình ảnh các sĩ tử khi đi thi

- Luận (2 câu tiếp): Hình ảnh những ông bà lớn

- Kết (2 câu cuối): Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

- Hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ trong việc tái hiện cảnh thảm hại của kỳ thi và nói lên tâm sự của tác giả. 

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm nhưng đầy sức biểu cảm. 


B. Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Câu 1. Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Bố cục của bài thơ gồm 4 phần: 

+ 2 câu đề 

+ 2 câu thực 

+ 2 câu luận 

+ 2 câu kết.

Câu 2. Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Hai câu đề trong tác phẩm nhằm lên án, phơi bày cả sự đổ nát của kì thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm. 

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.

- Tác dụng:

+ Thể hiện vẻ nhếch nhác, không gọn gàng, không đúng tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.

+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi không đúng chuẩn mực: nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.

Câu 4. Phân tích tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Nghệ thuật đối: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: “Ậm oẹ” nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 5. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lê quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.

Câu 6. Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những ông cống, ông nghè hay những con người có lòng tự tôn dân tộc,.. họ ở vùng Kinh kì Thẳng Long văn hiến, ở vùng Sơn Nam nơi tụ hội nhân tài, là nơi tụ họp tinh hoa của đất nước. Qua lời nhắn nhủ đó, thái độ của tác gả về cảnh nước mất, nhà tan.

Câu 7. Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất là sĩ tử. Vì: Sĩ tử là những học trò, người có học vấn, tầng lớp có học thức. Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhô’ nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa.

Câu 8. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Cảm xúc chủ đạo là phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Đồng thời, giọng điệu trữ tình trong bài cũng thấm thía bao cay đắng tủi nhục.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức tổng hợp về tác giả -  tác phẩm, bài soạn, sơ đồ tư duy của văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question