image hoi dap
image hoi dap

Liệt kê (ví dụ, tác dụng, sơ đồ tư duy)

icon-time18/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Liệt kê  (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Liệt kê đạt điểm cao trong bài tập làm văn.


Liệt kê là gì ?

- Khái niệm: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt được sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm và đầy đủ hơn.


Phân loại về liệt kê

- Xét về cấu tạo thì phép liệt kê được chia thành hai loại:

+ Phép liệt kê theo cặp là phép liệt kê với các cặp đi liền với nhau, chúng được kết nối bằng các từ như : và, cùng, với ,...

+ Phép liệt kê không theo cặp chính là kiểu liệt kê hàng loạt gồm các sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau.

- Xét về mặt ý nghĩa thì phép liệt kê được chia thành hai loại sau:

+ Phép liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa.

+ Phép liệt kê không tăng tiến là việc liệt kê các thành phần sở hữu mối qun hệ bình đẳng. Khi ta đảo vị trí các thành phần sẽ không ảnh hưởng đến nội dung mà ta muốn truyền tải.


Ví dụ minh họa về liệt kê

- Ví dụ về phép liệt kê theo cặp:

+ Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết đó là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân phải chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, giản dị mà trung hậu, hiền lành mà anh dũng;  bền gan, bền chí, dễ vui, ngay trong kháng chiến đang gian khổ.

- Ví dụ về phép liệt kê theo cặp: 

+ Gia đình tôi có bốn thành viên gồm: ông, bà, bố, mẹ, chị gái và tôi.

- Ví dụ về phép liệt kê tăng tiến: Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành, trưởng thành của xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ chính là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn chính là dân tộc, quốc gia.

- Ví dụ về phép liệt kê không tăng tiến: Sau gần hai ngày nay, qua ngót bốn trăm cây số đường dài xa Hà Nội, trong mây mù ngang với chiềc cầu vồng, bỗng nhiên gặp hoa sơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, tổ ong... ngay lúc dưới kia chính là mùa hè, đột ngôtj mà lại mừng rỡ, quên mất sự e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa.

- Ví dụ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khẩm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm .

Trong đoạn thơ trên ta thấy tác giả đã sử dụng phép liệt kê để kêt tên hàng loạt các từ có cấu tạo chung, đó là các danh từ như: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ để mở, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông. Việc kể tên hàng loạt đồ vật trên giúp câu văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người nghe. Với việc liệt kê hàng loạt có thể thấy được sự giáu sang, phú quý của tên quan phụ mẫu.


Tác dụng của liệt kê

- Sử dụng để làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn, dễ diễn đạt, ngắn gọn và dễ hiểu hơn và làm rõ khía cạnh thể hiện ý của tác giả.

- Sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.

- Nhằm giải thích một nhận định nào đó của tác giả.


Cách nhận biết phép liệt kê

- Có thể tìm thấy phép liệt kê được sử dụng phổ biến trong các văn bản, tác phẩm khác nhau. Đặc điểm phân biệt là sự hiện diện của nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau trong một hàng, thường được tách bằng dấu phẩy "," hoặc dấu chấm phẩy ";" .


Sơ đồ tư duy của phép liệt kê

Sơ đồ tư duy của phép liệt kê

Bài tập vận dụng

Câu 1: Hãy xác định biện pháp liệt kê và tác dụng của nó:

a, Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

b,Tàu qua những sớm, những chiều

Những sông, những núi, những đèo tàu qua…

c,Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

d,Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

Lời giải:

a, Liệt kê những phẩm chất đáng quý của cây tre cũng như chính là đức tính đáng quý của con người.

b, Liệt kê những điểm đến hành trình của con tàu đi qua.

c, Liệt kê thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.

d. Liệt kê: ong bướm, hoa, lá, yến anh, ánh sáng. Đều là cảnh vật của tháng giêng.

- Tác dụng : Cho thấy bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp có sự hài hòa cả về đường nét, màu sắc và sức sống căng tràn của cảnh vật . Qua đó thể hiện tình yêu mùa xuân , yêu cuộc sống trần thế tha thiết của tác giả .

Câu 2: Tìm và chỉ ra các phép liệt kê có trong các ví dụ sau:

a) Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu.

b) Trong tiếng gió thổi ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

c) Lúc ấy
Cả công trường đang ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ có tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Lời giải:

a) Liệt kê từ: mảnh mai, yểu điệu → Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.

b) Liệt kê từ: tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran, tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục → Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.

c) Liệt kê: xe ủi, xe ben → Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến.

Câu 3: Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của phép liệt kê đó.:

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bac đầy những trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bac, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).

(Phạm Duy Tốn)

Lời giải:

- Phép liệt kê: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật đè mở, trầu vắng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông

→ Liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

→ Tác dụng:  làm cho sự miêu tả thêm đậm nét nhằm giúp người tiếp nhận thấy được sự giàu sang vô lối của tên quan phụ mẫu.

Câu 4: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.

Lời giải:

- Giờ ra chơi trên sân trường tôi thật náo nhiệt: các bạn nữ chơi nhảy dây, các bạn nam đá bóng, một vài tốp học sinh ngồi ghế đá nói chuyện tíu tít với nhau.

- Bằng tinh thần sục sôi, ý chí chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập của nước nhà.

- Đồng chí của Chính Hữu là bài ca về tình đồng chí, đồng đội với tinh thần cùng cảnh ngộ, ý chí, lý tưởng chiến đấu đấu.

Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, chỉ rõ các phép liệt kê đó?

Đoạn văn mẫu

Chúng tôi thích nhất là giờ dạy văn của cô Hà. Cô Hà là người giáo viên dạy giỏi, có nhiệt huyết, lòng đam mê và rất yêu thương học sinh. Mỗi bài giảng của cô đều đem lại kiến thức bổ ích cho mỗi thế hệ học trò. Các bạn trong lớp ai cũng yêu mến cô qua những bài giảng văn trên lớp. Mỗi giờ lên lớp, giọng cô truyền cảm, đôi mắt trìu mến nhìn học sinh, thả hồn vào từng bài giảng. Không chỉ dạy trên lớp truyền thụ kiến thức mà ngoài đời cô còn rất quan tâm đến học trò của mình. Cô hay trò chuyện, tìm hiểu, chia sẻ để thấu hiểu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Ngoài ra cô còn rất quan tâm đến các bạn có học lực kém để tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp các em hiểu bài hơn. Nhờ đó mà chúng tôi luôn đạt điểm cao trong học tập.

- Các câu văn có sử dụng phép liệt kê là:

+ Cô Hà là người giáo viên dạy giỏi, có nhiệt huyết, lòng đam mê và rất yêu thương học sinh.

+ Cô hay trò chuyện, tìm hiểu, chia sẻ để thấu hiểu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

- Phép liệt kê được sử dụng là:

+ "dạy giỏi, có nhiệt huyết, lòng đam mê và rất yêu thương học sinh" - liệt kê các phẩm chất của cô Hà - liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

+ "trò chuyện, tìm hiểu, chia sẻ" - liệt kê các hoạt động của cô Hà - liệt kê không theo từng cặp, không tăng tiến

Trần Thanh Hiền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question