Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Đòn bẩy
Hệ thống hóa Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Đòn bẩy theo chương trình Sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.
Đòn bẩy
Mục tiêu bài học
- Dùng dụng cụ đơn giản, minh hoạ được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.
- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.
Kiến thức trọng tâm
1. Cấu tạo - Tác dụng của đòn bẩy
- Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.
- Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
2. Các loại đòn bẩy
- Tuỳ theo vị trí của điểm tựa (với vị trí của điểm tác dụng lực lên đòn bẩy, đòn bẩy thông dụng được phân thành ba loại.
+ Đòn bẩy có điểm tựa ở giữa
+ Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia
+ Đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở đầu bên kia và lực tác dụng ở trong khoảng giữa hai đầu (ở trường hợp này, điểm tựa thường được giữ cố định với đầu đòn bảy)
3. Ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn
- Bơm nước bằng tay
- Đòn bẩy trong cơ thể người:
+ Đầu là một đòn bẩy loại 1 với trục quay là đốt sống trên cùng. Trọng lượng đầu được chia hai bên trục quay giúp đầu ở trạng thái cân bằng. Lực tác dụng giúp đầu có thể quay quanh đốt sống là nhờ hệ thống cơ sau gáy.
+ Ngoài ra còn có các đòn đẩy như: Bàn chân, cổ tay…
- Đòn bẩy trong xe đạp
- Đòn bẩy mái chèo
- Cần câu cá…
-------------------------------------------
Trên đây Topbee đã cùng các bạn tìm hiểu Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Đòn bẩy. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết tổng hợp kiến thức lý thuyết của Topbee chúc các bạn học tốt.