Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Hiện tượng nhiễm điện
image hoi dap
image hoi dap

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Hiện tượng nhiễm điện

icon-time15/6/2023

Hệ thống hóa Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Hiện tượng nhiễm điện theo chương trình Sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.

Hiện tượng nhiễm điện


Mục tiêu bài học

- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. 

- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do Cọ xát.


Kiến thức trọng tâm


1. Hiện tượng nhiễm điện do cọ sát

- Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. 

- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (đặc biệt là các vật nhỏ, nhẹ).


2. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ sát

- Khi hai vật liệu cách điện cọ xát vào nhau, như thanh cao su cọ xát vào len, các electron từ len dịch chuyển sang thanh cao su làm thanh cao su và len bị nhiễm điện trái dấu. 

- Các điện tích tập trung ở chỗ cọ xát mà không di chuyển đến những chỗ khác của vật. 

=> Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.


3. Một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện cọ sát

- Hiện tượng nhiễm diện khi cởi áo len

+ Khi cởi áo len, ta có thể thấy hiện tượng áo len hút các sợi tóc hoặc hút lớp áo bên trong. Đôi khi, có thể nghe thấy tiếng kêu lách tách. Nếu vào ban đêm ta còn có thể thấy có các tia lửa điện nhỏ.

- Hiện tượng: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô rồi đặt nó gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía lược.
+ Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô sẽ nhiễm điện âm (do nhựa là vật liệu dễ nhận electron). Vì thế lược nhựa có khả năng hút các giọt nước nhỏ, nhẹ.

- Hiện tượng nhiễm diện ở bóng bay

+ Cọ xát một quả bóng bay vào áo len rồi tách chúng ra. Đưa quả bóng lại gần áo len thì nó bị hút về phía áo len.

- Hiện tượng sét xuất hiện khi trời mưa giông

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài Hiện tượng nhiễm điện

+ Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao là một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa chúng có hiện tượng phóng tia lửa điện, phát ra ánh sáng chói loà, gọi là sét.

-------------------------------------------

Trên đây Topbee đã cùng các bạn tìm hiểu Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8: Hiện tượng nhiễm điện. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết tổng hợp kiến thức lý thuyết của Topbee chúc các bạn học tốt.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question