image hoi dap
image hoi dap

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (gián tiếp, lý luận văn học, từng đoạn)

icon-time19/1/2024

“Ai đã đặt tên cho dòng sông" là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hãy cùng Topbee cùng viết những Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông thật ấn tượng để dẫn vào bài phân tích nhé!


Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông trực tiếp


Mẫu 1

Có lẽ mỗi khi nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường chắc hẳn không ai không nghĩ đến một tuyệt bút nổi tiếng của ông đó là bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Mỗi một nhà văn có một tảng, một xu hướng khác nhau và Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự nổi bật trên phương diện bút kí. Các tác phẩm văn học của ông luôn giàu chất trí tuệ mà vẫn thấm đẫm chất trữ tình.


Mẫu 2

Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những bút kí ấn tượng nhất trong nên văn học Việt Nam. Bài kí đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của dòng Hương giang theo dọc lộ trình của dòng sông. Tuy ở mỗi thời điểm sông Hương lại mang một dáng vẻ, một vẻ đẹp khác nhau, nhưng dù cho có là ở thơi điểm nào đi chăng nữa thì sông Hương vẫn cứ mãi là một nàng thơ đối với Huế nói chung và nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng.


Mẫu 3

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một bài bút kí nổi tiếng và làm lên tên tuổi của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông là một nhà văn và cũng là một người con của xứ Huế mộng mơ. Bài bút ký đã lột tả được hết vẻ đẹp của dòng sông Hương, con sông mang linh hồn và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.


Mẫu 4

Hoàng Phủ Ngọc Tường coi Huế như là “vùng thẩm mỹ riêng của mình”. Chính bởi vậy mà những tác phẩm của ông đều da diết, nồng nàn và tràn đầy tình yêu thương đối với vùng đất xinh đẹp này. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Tác phẩm là những cảm nhận, những miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng Hương giang tươi đẹp chảy quanh thành phố Huế.

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông gián tiếp


Mẫu 1

Có ai về xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn dòng sông Hương huyền diệu. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của xứ Huế. Bởi vậy mà, nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật trong đó có văn chương. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương chính là tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nổi bật của tác phẩm này là hình tượng sông Hương đẹp, đầy màu sắc.


Mẫu 2

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.

Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa? Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”


Mẫu 3

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”…


Mẫu 4

Sông Hương, xứ Huế là vùng đất, là dòng sông đã sản sinh ra vô vàn tác phẩm văn học ý nghĩa và có giá trị. Ở mỗi một tác phẩm, dòng sông ấy, thành phố ấy lại mang một dáng vẻ, nét đẹp khác nhau. Đó là dòng sông để lại bao nỗi buồn qua lời thơ Nguyễn Du, là dòng sông “dài như kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát… Đến với Hoàng Phủ Ngọc Tường, với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, đó không chỉ đơn thuần là một sông Hương mang duy nhất một sắc thái, một vẻ đẹp trữ tình bên Huế nữa. Dòng sông ấy mang muôn vàn dáng vẻ, là người con gái xinh đẹp và nổi bật nhất trong hành trình tìm đến với người tình xứ Huế của nó.


Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông nâng cao


Mẫu 1

“Sao thèm hát một điệu gì xưa lắm

Thèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Có ai đó rót chiều vào chén ngọc

Huế dịu dàng xây bằng khói và sương.”

(“Vọng Huế” – Nguyễn Trọng Tạo)​

Những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo khiến tôi không khỏi nhớ đến một Huế đầy mộng mơ, yên bình và dịu dàng phản chiếu qua dòng sông Hương trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Một Hương giang đầy mãnh liệt và phóng khoáng nơi thượng nguồn, lại tình tứ lãng mạn nơi ngoại vi thành phố Huế; dòng sông ấy trở nên dịu dàng e ấp khi vào trong lòng kinh thành để rồi thắm thiết chung tình khi rời xa nơi đây. Chính những nét đẹp ấy đi sâu vào tâm trí ta, khắc ghi ấn tượng mạnh mẽ, khó phai nhất để rồi nhắc đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là ta ngay lập tức nghĩ đến Hương giang.


Mẫu 2

Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.


Mẫu 3

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là hành trình tìm về với cội nguồn tên gọi, đồng thời cũng là hành trình khám phá, tìm hiểu những vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa trữ tình của dòng sông Hương. Bằng vốn hiểu biết phong phú cùng tấm lòng yêu thương thiết tha dành cho dòng sông Hương, cho mảnh đất cố đô, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những ấn tượng đặc biệt về dòng sông xứ sở, đó không chỉ là những ấn tượng trực quan về hình dáng, đặc điểm mà còn là ấn tượng về giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà dòng sông Hương mang đến cho con người xứ Huế.


Mẫu 4

Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống cùng tài năng nghệ thuật độc đáo, ông đã đưa vào những tác phẩm thơ văn của mình một nét đặc sắc riêng mang phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường: đó là cái thiết tha trong tình cảm, là sự phong phú, uyên bác trong kiến thức, hiểu biết. Bên cạnh những tác phẩm thơ văn dạt dào cảm xúc, ông còn đặc biệt thành công trong mảng tùy bút mà nổi bật nhất là Ai đã đặt tên cho dòng sông?”- tùy bút được coi là kết tinh tài năng, phong cách và tấm lòng của nhà văn dành cho dòng sông Hương và vùng đất xứ Huế mộng mơ.


Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sông Hương trong rừng Trường Sơn


Mẫu 1

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là hành trình tìm về với cội nguồn tên gọi, đồng thời cũng là hành trình khám phá, tìm hiểu những vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa trữ tình của dòng sông Hương. Bằng vốn hiểu biết phong phú cùng tấm lòng yêu thương thiết tha dành cho dòng sông Hương, cho mảnh đất cố đô, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những ấn tượng đặc biệt về dòng sông xứ sở, đó không chỉ là những ấn tượng trực quan về hình dáng, đặc điểm mà còn là ấn tượng về giá trị tinh thần, giá trị văn hóa mà dòng sông Hương mang đến cho con người xứ Huế.


Mẫu 2

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những tùy bút nổi bật nhất của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm là câu trả lời cho câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ngay ở đầu bài, cũng là hành trình khám phá, tìm hiểu vẻ đẹp đầy ấn tượng, vừa thơ mộng vừa trữ tình của Hương giang. Sông Hương trong rừng Trường Sơn dường như khác biệt hẳn với vẻ đẹp thường thấy của sông Hương. Sự hoang dại, huyền bí của sông Hương tại nơi đầu nguồn đã khiến cho tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường ấn tượng biết bao.


Mẫu 3

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người con của xứ Huế mộng mơ, cũng có lẽ bởi vậy mà Huế là “vùng thẩm mỹ” của riêng ông. Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy được hành trình đi tìm ra nguồn gốc tên gọi của dòng sông, không chỉ vậy còn là hành trình khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp đầy ấn tượng của dòng Hương giang. Vẻ đẹp hoang dã, huyền bí của sông Hương tại nơi khởi nguồn dường như đã thu hút tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường một cách thật ấn tượng.


Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sông Hương khi đến thành phố Huế


Mẫu 1

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người con của xứ Huế mộng mơ, cũng có lẽ bởi vậy mà Huế là “vùng thẩm mỹ” của riêng ông. Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy được hành trình đi tìm ra nguồn gốc tên gọi của dòng sông, không chỉ vậy còn là hành trình khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp đầy ấn tượng của dòng Hương giang. Vẻ đẹp của sông Hương khi đến Huế đã khiến cho tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như chúng ta thật thích thú làm sao.


Mẫu 2

Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông" là một trong những tác phẩm xuất sắc và nổi bật nhất trong sự nghiệp cầm bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sinh ra và lớn lên tại Huế, có lẽ vì vậy mà ấn tượng của ông với Huế lại sâu đậm và không thể xóa mờ đi như vậy. Chẳng kì lạ khi Huế đối với ông lại được gọi là “vùng thẳm mỹ” cả. Sông Hương đối với Huế cũng như đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tri kỉ, là một người bạn không thể tách rời. Bởi vậy nên vẻ đẹp của sông Hương khi tới Huế luôn làm chúng ta yêu mến và say mê.


Mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sông bằng lí luận văn học


Mẫu 1

Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”​

Những vàn thơ mềm mại ấy gợi nhắc cho ta nhớ về một xứ Huế mộng mơ dịu dàng với dòng sông Hương xinh đẹp. Chính dòng sông ấy, vùng đất ấy đã để lại cảm hứng trong lòng vô số nhà thơ nhà văn, để sản sinh ra những tác phẩm văn học có giá trị. Cũng tự nhiên như thế, sông Hương đi vào trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, để lại thương nhớ không nguôi trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.


Mẫu 2

R.Gamzatop đã từng nói rằng: “Nếu như người nghệ sĩ không tham gia vào việc hình thành thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này.” Văn chương, dưới đôi tay tài hoa của những nhà thơ nhà văn, đã làm cho cuộc đời, cuộc sống trở nên đẹp hơn rất nhiều. Đến với những trang văn đậm chất trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, ta sẽ bắt gặp ở đó một sông Hương xinh đẹp, diệu kì với vô vàn nét đẹp phong phú bên xứ Huế thân thương dưới ngòi bút của ông. Dòng sông ấy đã trao cả nhan sắc, tâm hồn của mình cho Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Mẫu 3

Tôi từng nghe ai đó nói rằng: “Đất nước có nhiều dòng sông, nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ, như cuộc đời có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mang theo”. Dòng sông thường gắn bó với những kỉ niệm đẹp, với những tình cảm mát lành, trong sáng của con người, dòng sông trong cảm nhận của thi nhân càng tinh tế, đặc biệt hơn cả. Nếu sông Đuống gắn liền với những cảm hứng sáng tác của Hoàng Cầm, sông Vàm Cỏ dễ dàng gợi lên những cảm xúc thiết tha trong thơ Hoài Vũ thì sông Hương chính là dòng sông thương nhớ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng tình yêu đằm thắm và những xúc cảm lắng sâu dành cho sông Hương và xứ Huế, nhà văn trong tùy bút của mình không chỉ tìm về với những vẻ đẹp của dòng sông Hương thơ mộng mà còn có những khám phá mang tính chiều sâu về những giá trị văn hóa, tinh thần của dòng sông Hương cũng như của con người xứ Huế.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question