image hoi dap
image hoi dap

Mở bài Vợ chồng A Phủ (gián tiếp, đêm tình mùa xuân, mùa đông, lý luận văn học)

icon-time16/1/2024

“Vợ chồng A Phủ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của tác giả Nam Cao. Hãy cùng Topbee cùng viết những Mở bài Vợ chồng A Phủ thật ấn tượng để dẫn vào bài phân tích nhé!


Mở bài gián tiếp Vợ chồng A Phủ


Mẫu 1

Được mệnh danh là “cây đại thụ” của nền văn học viết hiện đại - Tô Hoài đã đưa văn học viết lên một tầm cao mới. Số lượng tác phẩm của ông cũng là một con số khiến chúng ta đáng kinh ngạc khi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình ông đã sáng tác tới hơn 200 đầu sách lớn nhỏ. Những sáng tác nổi bật của ông có thể kể tới như “Dế mèn phiêu lưu kí”, “Quê người”, “Cát bụi chân ai”, “Chiều chiều”,… Những tác phẩm của ông đều hướng con người đến những điều nhân văn, sự thiện lành trong đời sống con người, ngay cả là trong thời khắc tăm tối nhất của cuộc đời. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của ông cũng là một trong những tác phẩm có nội dung như vậy.


Mẫu 2

Chuyến công tác lên vùng núi Tây Bắc của tác giả Tô Hoài đã mang lại cho ông thật nhiều cảm hứng khi được trực tiếp chiến đấu, sinh sống với bà con vùng dân tộc thiểu số nơi đây. Từ đó, ông đã cho ra đời được một tuyệt tác của văn học - tập truyện “Truyện Tây Bắc”. Nổi bật lên trong tập truyện đó là tryện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Truyện ngắn này đã giúp cho tác giả Tô Hoài đạt được giải Nhất của Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Câu chuyện này không chỉ là chuyện tình đẹp của Mị và A Phủ, mà còn là khát vọng sống, khát vọng tự do và tinh thần đấu tranh quật cường của người dân nơi đây.


Mẫu 3

Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.


Mẫu 4

Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà . Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.


Mẫu 5

Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)


Mẫu 6

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” – truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.


Mẫu 7

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.


Mẫu 8

Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.


Mở bài trực tiếp Vợ chồng A Phủ


Mẫu 1

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của tác giả Tô Hoài là một vụ nổ lớn, đã tạo ra được một tiếng vang lớn trong giới văn học viết của Việt Nam. Câu truyện được viết sau chuyến đi của tác giả Tô Hoài cùng các chiến sĩ lên vùng núi Tây Bắc tươi đẹp, bí hiểm để công tác, chiến đấu. Tại đây, tác giả đã được trực tiếp sinh sống và chiến đấu cùng với người dân nơi đây. Qua đó, tác giả đã thấu hiểu những đau khổ, khó khăn của cuộc sống, của con người nơi đây và được truyền một nguồn cảm hứng để viết nên những tác phẩm để đời. Câu chuyện là cuộc sống khó khăn, khốn khổ của con người khi phải chịu sự cai trị của cả “cường quyền” và “thần quyền”. Thế nhưng, dù trong thời khắc khó khăn tới đâu, họ cũng không ngừng hi vọng vào tương lai, vào sự sống cho dù là trong đêm tối lạnh giá nhất.


Mẫu 2

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. “Vợ chồng A Phủ” đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành “con dâu trừ nợ” cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.


Mẫu 3

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài được in trong tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã đưa người đọc đến với những số phận con người – những con người dưới đáy xã hội – những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm nhưng trong họ vẫn mang một khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt.


Mẫu 4

Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài không chỉ đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên vùng Tây Bắc, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, mà còn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc khác nhau khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của nhân vặt Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi và những hủ tục lạc hậu, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc, trói chặt lại bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm, dù bị giam giữ trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt để rồi chính sức sống, niềm khát khao tự do ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát cho A Phủ khỏi cái chết, đồng thời cũng tự giải thoát cho chính bản thân mình.


Mẫu 5

“Vợ chồng A Phủ” là trái ngọt trong chuyến thâm nhập thực tế của nhà văn Tô Hoài lên vùng núi Tây Bắc và được ông sáng tác năm 1952. Qua những ngày tháng cùng ăn, cùng ngủ với các đồng đội, Tô Hoài đã có những am hiểu sâu sắc về phong tục cũng như tập quán của người dân miền núi nơi đây. Chính điều đó đã tạo nguồn cảm hứng để nhà văn viết lên tác phẩm này. Tô Hoài muốn tái hiện lại cuộc sống khổ cực đầy những bất công của người dân lao động nghèo đang chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến và của bọn cường quyền chúa đất thời bấy giờ. Qua đó ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất con người cũng như sức sống mãnh liệt luôn tiềm tàng trong mỗi con người, luôn khát khao hướng tới tự do và hạnh phúc.


Mở bài Vợ chồng A Phủ nâng cao


Mẫu 1

Là một trong những cây bút có sức viết tiềm tàng (hơn 200 đầu sách trong suốt cuộc đời cầm bút của mình), Tô Hoài đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam. Những tác phẩm của ông mang những giá trị đặc sắc, những giá trị tinh thần đặc biệt cho nhiều thế hệ độc giả Việt Nam như “Dế Mèn phiêu lưu kí”, “Quê người”, “Cát bụi chân ai”, “Chiều chiều”,… Thì cũng có một tác phẩm khiến tên tuổi của ông được đánh giá cao trong thế hệ các tác giả thời kì kháng chiến chống Pháp, đó là tập truyện “Truyện Tây Bắc”. Tập truyện là "trái ngọt" của chuyến đi của tác giả cùng các chiến sĩ lên vùng núi Tây Bắc để sinh sống và chiến đấu cùng với người dân nơi đây. Nổi bật trong đó là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Câu chuyện là thực trạng cuộc sống của người dân khi phải chịu hai sự cai trị của cả “cường quyền” và “thần quyền”. Nhưng dù trong đêm đen dày đặc, lạnh giá đó thì họ vẫn không ngừng hi vọng, không ngừng nhen nhóm ngọn lửa tự do trong mình.


Mẫu 2

Tô Hoài là một cây bút thực lực đầy sáng tạo và phong phú của nền văn học Việt Nam cả trước và sau cách mạng tháng tám, viết văn từ khi tuổi đời còn rất trẻ, đồng thời sớm trở nên nổi tiếng với các bộ truyện dành cho thiếu nhi. Sau khi tham gia vào cách mạng, Tô Hoài bắt đầu chú ý đến những vấn đề hiện thực xã hội và cuộc sống của con người trong những năm tháng đất nước quằn quại đau thương nhất. Tuy cùng viết về đề tài người nông dân dưới chế độ cũ, thế nhưng giọng văn của Tô Hoài có một cái gì đó rất khác, ngập tràn yêu thương và dịu dàng. Đi đến đâu Tô Hoài cũng có một lòng gắn bó tha thiết với từng mảnh đất và con người của quê hương, ngoài Hà Nội thì có lẽ miền Tây Bắc là nơi mà ông gửi gắm lại nhiều tình cảm yêu thương nhất. Điều đó được bộc lộ rõ nét thông qua bộ 3 truyện Tây Bắc, trong đó Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được được biết đến nhiều hơn cả.


Mẫu 3

Cùng sinh năm 1920 và đều là hai cây bút văn xuôi nổi tiếng, nhưng nếu Kim Lân là nhà văn “quý hồ tinh bất quý hồ đa” thì Tô Hoài lại có bút lực dồi dào không ngừng nghỉ. Đến năm 90 tuổi, ông vẫn không ngừng viết văn và để lại nhiều tác phẩm ấn tượng. Nổi bật trong số đó là “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm xoay quanh không khí và văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Cả tác phẩm là một cuộc trỗi dậy mạnh mẽ về tinh thần của người dân lao động khốn khổ chống lại áp bức bất công của giai cấp thống trị miền núi trước Cách mạng tháng Tám.


Mẫu 4

Như vậy, bằng sự gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa, phong tục của vùng đất Tây Bắc, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài không chỉ phác họa lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, lối sống, phong tục tập quán và về cuộc sống khổ cực của những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người có số phận bất hạnh, khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền đại diện cho họ đó là Mị và A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến cùng cực như thế nhưng họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt, khát khao tự do để vươn lên khỏi cái bạo tàn, để giải phóng bản thân.


Mẫu 5

Tác phẩm văn học chỉ có giá trị khi đó là tiếng lòng của người nghệ sĩ, là nơi kí thác những nỗi niềm tâm sự, sự trăn trở, suy tư, những nỗi đau, bi kịch của nhân sinh, từ đó nhân danh con người mà đấu tranh với những thế lực xấu xa, đen tối để bảo vệ quyền sống của con người. Thử hỏi nếu không có sự gắn bó tình cảm đặc biệt đối với mảnh đất và con người Tây Bắc, liệu Tô Hoài có thể viết nên thiên truyện “Vợ chồng A Phủ” lấp lánh tình người, rạo rực sức sống mãnh liệt như vậy? Nhà văn đã viết về họ bằng tất cả tài năng, tâm huyết, niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng trong những con người “mặc bộ đồ tôi tớ” nhưng tâm hồn không “tôi tới”. Cùng với đó là thái độ bất bình, căm phẫn trước sự thống trị, áp bức của bọn thực dân chúa đất.


Mẫu 6

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án tố cáo thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, cổ hủ và bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy người dân vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, truyện ngắn này cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị và A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận bất hạnh đầy đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc, qua đó ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt ẩn sâu bên trong những con người khốn khổ ấy.

Mở bài Vợ chồng A Phủ

Mở bài Vợ chồng A Phủ đơn giản


Mẫu 1

“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn đặc sắc của tác giả Tô Hoài được trích trong tập truyện “Truyện Tây Bắc” sáng tác năm 1953. Thông qua câu truyện, chúng ta có thể thấy được hiện thực cuộc sống của nhân dân vùng núi Tây Bắc trước Cách mạng Tháng Tám. Đau khổ, bất hạnh bởi sự cai trị của lũ cướp nước, của bọn chúa đất có quyền có thế khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Thế nhưng, dù là trong thời khắc đen tối nhất của cuộc đời, tác giả Tô Hoài vẫn cho chúng ta thấy được cái nhìn nhân văn, thấy được sự đồng cảm của ông dành cho những phận người khốn khổ đó.


Mẫu 2

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. “Vợ chồng A Phủ” đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành “con dâu trừ nợ” cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.


Mẫu 3

Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.


Mở bài nhân vật Mị


Mẫu 1

Có những sở thích nhất thời song cũng có những sở thích đời đời không bao giờ thay đổi, có những nỗi đau thoáng qua và ngược lại cũng có những vết thương hằn sâu theo năm tháng. Nếu giở những trang đời đẫm lệ của kiều ta sẽ phải bật khóc, nếu Chí Phèo chết ta sẽ có buồn thương thì khi đọc Vợ Chồng A Phủ ta cũng cho phép cảm xúc của mình rung lên theo tiếng thổn thức của Mị. Một cô gái trẻ phải đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong nhà thống lý, một chàng trai yêu sự tự do phải làm nô lệ chuộc nợ chấp nhận trói mình vì mất một con bò. Khi đọc tác phẩm, chúng ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng vừa đan xen là một khúc tình ca.


Mẫu 2

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến. Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị - người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.


Mẫu 3

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.


Mở bài Vợ chồng A Phủ trong đêm tình mùa xuân


Mẫu 1

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của tác giả Tô Hoài đã gửi gắm đến chúng ta những thông điệp nhân văn về tình người, về sự sống, về những hi vọng vượt lên trên cả hoàn cảnh của người dân nơi đây thông qua hai nhân vật Mị và A Phủ. Dù cho có bị trói buộc về thể xác, bị giam cầm trong chính nơi mình gọi là “nhà”, thì Mị vẫn không gục ngã. Tâm hồn của cô tựa như đang được tiếng sáo dìu dắt để đi tìm khát vọng được sống, được tự do và được yêu thương của cô gái trẻ trong đêm tình mùa xuân năm nào.


Mẫu 2

Không chỉ thành công khi viết những câu chuyện về loài vật, Tô Hoài còn được biết đến là một cây bút xuất sắc khi viết về cuộc sống nghèo khổ của người dân, đặc biệt là người dân vùng núi Tây Bắc. Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đặc biệt là nhân vật Mị. Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận được nỗi thống khổ, sự rẻ rúng của con người trong cái xã hội đầy áp bức bất công. Tuy nhiên khát vọng sống, khao khát tình yêu vẫn luôn hiện hữu ở sâu thẳm trong tâm hồn của Mị và điều đó đã được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.


Mẫu 3

Nếu như bản thân Nam Cao hay Kim Lân cả trước và sau cách mạng đều tập trung vào đề tài người nông dân, trí thức tiểu tư sản vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì Tô Hoài lại được xem là nhà văn hiện thực của vùng miền núi phía Bắc nước ta, bằng một tấm lòng thiết tha, gắn bó, ngòi bút cảm thông sâu sắc với số phận của những con người khốn khổ chịu sự áp bức, bóc lột của cả cường quyền và thần quyền phong kiến tàn ác. Đặc biệt, điểm sáng trong đề tài của Tô Hoài còn nằm ở việc ông tập trung vào số phận của những người phụ nữ vùng cao, ông vừa khai thác cuộc đời bất hạnh, vừa làm nổi bật cả những vẻ đẹp trong tâm hồn họ, đồng thời Tô Hoài cũng dần hé mở những lối thoát, giải phóng cho nhân vật của mình bằng những định hướng về một cuộc đời khi cách mạng về. Một trong những tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài chính là Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, một người phụ nữ có số phận đớn đau, cam chịu, sau cùng lại vùng dậy đấu tranh để tìm lại cuộc đời, tìm lại tự do. Ở phần đầu, tác phẩm xoay quanh cuộc sống của nhân vật Mị, đặc biệt là diễn tả diễn biến nội tâm của cô trong từng giai đoạn. Và đêm tình mùa xuân là một cảnh tác động lớn diễn biến tâm lí và hành động của người con gái vùng núi này.


Mẫu 4

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như “O chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị. Mị là linh hồn của phần một truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nhân vật này được Tô Hoài khắc họa bằng bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.


Mẫu 5

Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” thì sau năm 1945, tập “Truyện Tây Bắc” đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc. Dù bị đày đọa đến kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác nhưng nỗi khổ đau ở nhà thống lí không thể nào giết chết được sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống ấy có dịp trỗi dậy mạnh mẽ.


Mẫu 5

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.


Mẫu 6

Một trong những thành công tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật. Đó là Mị – người phụ nữ tưởng chừng như đã cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Và cái gì đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra một kiếp người, chính là đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao.


Mở bài Vợ chồng A Phủ trong đêm tình mùa đông


Mẫu 1

“Một đốm lửa nhỏ hôm nay cũng có thể trở thành đám cháy lớn ngày mai” - đó quả thật là câu nói phù hợp với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được trích từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Số phận của con người như rơi vào bế tắc, khốn khổ dưới ách áp bức, thống trị của cường quyền bạo lực cùng sự trói buộc của thần quyền lạc hậu. Ấy vậy nhưng, con người lao động nơi đây vẫn hát lên khúc hát về khao khát tự do, hi vọng vào sự hạnh phúc của tương lai sau này. Khát vọng mãnh liệt ấy đã được tác gả Tô Hoài gửi gắm, khắc họa và thể hiện lại thông qua nhân vật Mị. Điều đó đã được đặc biệt nhấn mạnh khi cô cứu A Phủ và bỏ trốn khỏi Hồng Ngày trong đêm mùa đông.


Mẫu 2

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại với gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện… và “Vợ chồng A Phủ” được xem là truyện ngắn đặc sắc nhất trích từ tập Truyện Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Bằng tình yêu và vốn hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa cùng phong tục tập quán của nhiều miền đất, tác giả đã đưa độc giả khám phá cuộc sống của con người Tây Bắc một cách chân thực, sinh động. Thông qua tác phẩm, độc giả có thể thấy được bức tranh thiên nhiên núi rừng với vẻ đẹp thơ mộng cũng như cuộc sống lao động và số phận của con người dưới ách áp bức của cường quyền bạo lực cùng sự trói buộc của thần quyền lạc hậu. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là khúc ca về khát vọng tự do và sức sống tiềm tàng của người dân lao động Tây Bắc được thể hiện tập trung qua nhân vật Mị, đặc biệt là trong đêm tình mùa đông.


Mở bài Vợ chồng A Phủ bằng nhận định văn học


Mẫu 1

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.


Mẫu 2

“Đất nước và con người miền Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” (Tô Hoài). Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạch được sau chuyến đi bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng, tập truyện “truyện Tây Bắc” là nỗi nhớ niềm thương bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ. Là truyện ngắn đặc sắc hơn cả của tập truyện, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, tủi nhục và sức mạnh vùng lên vươn tới chân trời tự do hạnh phúc của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Giá trị của tác phẩm được kết tinh ở hình tượng nhân vật Mị.


Mẫu 3

Trong vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã nói : “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi”. Nam Cao cũng từng tâm niệm:" Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than". Đến với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài - một trong những nhà văn làm nên mùa gặt ngoạn mục của văn học Việt Nam thế kỉ XX, ta càng thấy rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật đích thực và hiện thực cuộc sống. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế dài tám tháng trời đến vùng Tây Bắc của Tô Hoài. Chuyến đi đó đã giúp văn nhân có thể cảm nhận được nỗi khổ đau, bất hạnh của những người lao động nghèo trên vùng núi cao Tây Bắc. Để từ đó ông đặt trọn tình yêu, niềm tin, sự trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của những con người “mặc bộ đồ tôi tớ” nhưng tâm hồn không “tôi tớ”.


Mẫu 4

“Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những quy luật về sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đê-rin). Có thể coi Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như thế. Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, chất vàng mười trong nó vẫn còn vẹn nguyên. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của đồng bào dân tộc vùng cao dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Từ nỗi thống khổ ấy, Tô Hoài đã bằng một trái tim nhân đạo bao la, một giác quan cách mạng nhạy bén mà tìm thấy một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt bên dưới cái vỏ câm lặng, cam chịu của người dân vùng cao.

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question