image hoi dap
image hoi dap

Một học sinh lật ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước, nước trong cốc vẫn không đổ ra ngoài. Hiện tượng này được lí giải như thế nào?

icon-time20/6/2023

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Bài 18. Áp suất trong chất khí chi tiết, đầy đủ giúp các em tổng hợp kiến thức bài học tốt hơn

Câu hỏi: Một học sinh lật ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước, nước trong cốc vẫn không đổ ra ngoài. Hiện tượng này được lí giải như thế nào?

Trả lời:

- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng. Mọi vật trên trái đất đều chịu ảnh hưởng của áp suất khí quyển. Để chứng minh được điều này, chúng ta xét ví dụ:

Một học sinh lật ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước, nước trong cốc vẫn không đổ ra ngoài. Nguyên nhân là do áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc tác dụng từ trên xuống nên nước không chảy ra ngoài.

Một học sinh lật ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước, nước trong cốc vẫn không đổ ra ngoài.

- Các hiện tượng tương tự:

+ Một ống thủy tinh (hoặc ống hút bằng nhựa) để hở 2 đầu, nhúng một đầu ống thủy tinh xuống cốc nước để nước để nước dâng lên một phần ống. Sau đó lấy ngón tay bịt đầu phía trên ống lại và nhấc ra khỏi cốc nước. Tiến hành nghiêng ống theo các hướng khác nhau nhưng nước vẫn không bị chảy ra khỏi ống. Điều này cho thấy, áp suất khí quyến tác dụng theo mọi hướng làm nước trong ống không chảy ra ngoài.

+ Chúng ta vẫn thường thấy trong các bình lọc nước có vòi ở phía dưới để vặn nước uống. Phía trên nắp bình nước thường được thiết kế một lỗ nhỏ để thông với khí quyển thì mới có thể vặn được nước ra ngoài.

+ Một em bé cắm ống hút để uống sữa trong hộp giấy, khi uống hết sữa, vỏ giấy sẽ bị bẹp lại. Nguyên nhân là do áp suất của không khí trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển ở ngoài, nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất của không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía. Tương tự, khi bác sĩ truyền nước cho bệnh nhân, khi chai nước truyền gần hết thì chai bị méo và xẹp lại.

+ Trong các ấm pha trà, thường có một lỗ nhỏ trên nắp ấm. Nếu không có lỗ này và nắp ấm quá kín thì khi rót trà, áp suất của cột nước trong ấm trà nhỏ hơn áp suất khí quyển làm cho nước không thể chảy ra được. Còn khi có lỗ nhỏ đó, tổng áp suất của (cột nước + áp suất khí quyển tác dụng lên cột nước thông qua lỗ nhỏ) sẽ lớn hơn áp suất khí quyển làm nước có thể chảy ra dễ dàng.

Hoàng Thu Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question