image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận bàn về nghệ thuật trần thuật trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

icon-time26/10/2023

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Trong tác phẩm nhà văn đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật vô cùng đa dạng. Hãy cùng Topbee tìm hiểu rõ hơn qua bài Nghị luận bàn về nghệ thuật trần thuật trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài nhé !


Dàn ý bài : Nghị luận bàn về nghệ thuật trần thuật trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài

- Giới thiệu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

B. Thân bài

- Tóm tắt nội dung đoạn trích

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

- Nhà văn sử dụng nghệ thuật trần thuật xuyên suốt tác phẩm

+ Thời gian

+ Góc nhìn

+ Ngôn từ

+Giọng điệu và cách xây dựng nhân vật

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm, vai trò của nghệ thuật trần thuật.


 


Nghị luận bàn về nghệ thuật trần thuật trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 

“Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng người đọc”. Đó là quan điểm sáng tác của nhà văn Tô Hoài- một cây bút tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Quan điểm của ông được thể hiện rõ trong những tác phẩm văn chương, tiêu biểu trong số đó là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”- một tác phẩm tái hiện lại cuộc sống khó khăn của nhân vật Mị khi phải chịu sự bóc lột, chèn ép của nhà Thống lý Pá Tra qua đó ông muốn phản ánh số phận bi thảm của những người dân người vùng miền núi dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến.

Nghị luận bàn về nghệ thuật trần thuật trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Truyện ngắn xoay quanh nhân vật Mị-một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, chăm chỉ và hiếu thảo. Mị bị A Sử bắt về làm vợ do mối nợ từ thời cha mẹ để lại. Từ đó Mị sống như một người mất hồn, mất ý thức về lời gian, về cuộc sống.  Mị sống trong vô cảm, buồn tủi "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa", lúc nào cũng "cúi đầu, mặt buồn rười rượi". Cho đến đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, tiếng sáo gọi bạn đã len lỏi vào tâm trí và đánh thức ngọn lửa mang theo khát vọng tự do của Mị. Và đến đêm đông cắt dây cởi trói cứu A Phủ, Mị đã dũng cảm chạy trốn khỏi sự áp đặt của số phận để đi tìm tự do.

Để xây dựng cốt truyện, nhà văn Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật trần thuật xuyên suốt tác phẩm. Trước hết là về thời gian, nhà văn kể chuyện không theo trình tự thời gian mà đan xen sáng tạo giữa quá khứ và hiện tại nhằm tô đậm nét tương phản và tạo sự đối xứng. Ở đầu câu truyện, Mị được miêu tả là một cô gái với nét buồn rười rượi, báo hiệu một số phận éo le, khổ cực. Tiếp đó câu chuyện đưa người đọc quay trở lại quá khứ với những kí ức của Mị về một gia đình nhỏ ấm áp nơi có người cha già luôn yêu thương và khát khao hạnh phúc. Sau những chuỗi kí ức đó là những tháng ngày khổ cực như ngục tù khi làm vợ A Sử, đau đớn, khổ cực vì bị giam cầm, bóc lột sức lao động đã khiến Mị-một cô gái vốn khao khát được tự do trở nên vô cảm, mất hy vọng vào cuộc sống.

Nhà văn Tô Hoài đã khắc họa câu chuyện dưới góc nhìn của cá nhân ông, đó là điểm nhìn hay nói cách khác là một quan điểm trần thuật. Nội dung cốt truyện được tái hiện toàn diện bằng ngôi kể thứ nhất giúp người đọc cảm nhận được những cảm xúc, suy nghĩ không chỉ của nhân vật mà còn cả những quan điểm, thái độ của tác giả.

Tô Hoài là một nhà văn có quan điểm sáng tác luôn hướng đến sự thật, văn phong của ông luôn mang theo những nét chân thật, gần gũi và mộc mạc nhằm tái hiện những câu chuyện sinh động và thực tế. Ông sử dụng ngôn ngữ trần thuật như một công cụ để khắc họa phong cảnh núi rừng thơ mộng và có đôi chút huyền ảo. Bên cạnh đó ông dùng lối văn giàu tính tạo hình và vận dụng cách nói của người miền núi hồn nhiên, đầy hình ảnh để mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực và sinh động về hình tượng những con người chất phác, thật thà và giản dị nơi núi rừng Tây Bắc.

Ngoài việc xây dựng cốt truyện, nhà văn còn bày tỏ sự đồng cảm, thương xót với hoàn cảnh và số phận của nhân vật qua giọng điệu trần thuật. Lời dẫn truyện vô cùng lôi cuốn và đa dạng thể hiện tình cảm của nhà văn qua giọng điệu của nhân vật Mị. Qua cách xây dựng câu chuyện nhà văn còn gửi gắm thông điệp về việc lên án những giai cấp bóc lột, đề cao ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của con người.

Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” có thể thấy nhà văn Tô Hoài đã thành công, khéo léo sử dụng ngòi bút nghệ thuật khắc họa nên bức tranh ngôn từ vô cùng phong phú và đa dạng. Bằng việc sử dụng yếu tố trần thuật giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, chân thực và được tô điểm thêm những màu sắc nên thơ, trữ tình để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

 

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question