image hoi dap
image hoi dap

Nghị luận phân tích, đánh giá bốn câu thơ đầu bài thơ Chiều hôm nhớ nhà- Bà huyện Thanh Quan

icon-time2/11/2023

Chiều hôm nhớ nhà là một trong những tác phẩm thơ nổi tiếng của nền văn học Việt nam thời kỳ cận đại. Cùng Topbee nghị luận, phân tích, đánh giá bốn câu thơ đầu bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quan nhé!


Dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá bốn câu thơ đầu bài thơ Chiều hôm nhớ nhà- Bà huyện Thanh Quan.

Mở bài: Giới thiệu chung tác giả tác phẩm và trích đoạn thơ cần phân tích.

Thân bài:

+ Giới thiệu bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ lớn trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.  

+ Bà Huyện Thanh Quan mượn cảnh tả tình → Bộc lộ được tâm trạng chán ghét thực tại, đó là nỗi nhớ nhà mà nhà thơ luôn giấu trong lòng.

+ Nhà thơ đã khắc họa lại bức tranh chứa đựng một quang cảnh buồn, hoang vắng và những nỗi niềm tâm sự. 

Kết bài: Cảm nhận của em về 4 câu thơ trên và khẳng định tài năng của tác giả.

Nghị luận phân tích, đánh giá bốn câu thơ đầu bài thơ Chiều hôm nhớ nhà- Bà huyện Thanh Quan

Bài nghị luận phân tích, đánh giá bốn câu thơ đầu bài thơ Chiều hôm nhớ nhà- Bà huyện Thanh Quan.

Cùng là nữ thi sĩ tiêu biểu cho hồn thơ thời kỳ trung đại nhưng nếu như thơ của Hồ Xuân Hương nói về thân phận và nét đẹp của người phụ nữ xưa thì trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại thường là những bức tranh thiên nhiên ẩn chứa những nỗi buồn, nỗi nhớ không nguôi. Đọc thơ của bà, ta thấy được nỗi buồn man mác xen lẫn với sự cô đơn, lạc lõng giữa đất trời. Điều ấy đã được thể hiện rõ qua bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”, đặc biệt là bốn câu thơ đầu: 

"Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn"

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ thành công của nền văn học Việt Nam thời kì Trung Đại. Bà để lại cho thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm hay và độc đáo. Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà là tác phẩm được nữ thi sĩ gửi nhiều tâm sự cũng như nỗi nhớ nhà da diết nhất.

Mở đầu bài thơ, bà khắc họa lại buổi chiều tà, đây là khoảng thời gian buồn nhất trong ngày “ Chiều trời lảng bảng bóng hoàng hôn/ Tiếng ốc xa đưa vẳng trốn dồn". “Lảng bảng bóng hoàng hôn” ấy là những ánh nắng lờ mờ của buổi chiều tàn, sắp chuyển sang màn đêm u tối. Âm thanh mà nữ thi sĩ cảm nhận được cũng chỉ như thúc giục, hối hả báo hiệu một ngày sắp kết thúc. Bức tranh ấy hiện lên bộc lộ sự cô đơn, buồn bã của nhà thơ giữa đất trời. Câu thơ phản ánh sự chán ghét thực tại của nữ thi sĩ, bộc lộ rõ tâm trạng nhớ nhà da diết, sâu thẳm. 

Sang đến hai câu thơ tiếp theo, hình ảnh con người hiện lên nhưng chỉ là hình ảnh thoáng qua nhưng đã góp phần tô đậm thêm bức tranh càng thêm trữ tình, cổ kính:" Gác mái ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng mục tử lại cô thôn". Câu thơ hiện lên hình ảnh ngư ông cùng con thuyền nhẹ trôi theo dòng về viễn phố (Bến xa), kết hợp với động từ "Gác mái" thể hiện tâm trạng của ngư ông thoải mái, nhàn hạ khi đang sống ở miền quê yên bình, thanh nhã. Cùng lúc đó là hình ảnh lũ trẻ đánh trâu về chuồng, trở về với cô thôn. Hành động " Gõ sừng" thể hiện sự lạc quan, vô tư, yêu đời. Đó là hai nét vẽ vẻ con người tạo nên hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thốn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu.

Qua đó ta thấy được nổi niềm của tác giả là sự cô đơn, lạc lõng, đặc biệt là nỗi nhớ nhà, nhứ quê hương da diết, sâu lắng. Ta cũng có thể bắt gặp tâm trạng u buồn trong buổi chiều tà ấy trong bài thơ Qua Đèo Ngang:

" Bước tới đèo ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."

Thơ của bà Huyện Thanh Quan dù mang nét tâm trạng buồn nhưng chính phong cách riêng ấy đã đem lại nhiều thành công cho nữ thi sĩ và để lại cho nền văn học Việt nam nhiều tác phẩm thơ hay và độc đáo.

Có ý kiến cho rằng:" Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, chỉ riêng mình nó, không chấp nhận quy luật của cái chết". Quả thực, bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quanh là minh chứng tiêu biểu cho ý kiến trên. Bởi qua tác phẩm không chỉ thể hiện rõ tài năng của tác giả mà còn để lại trong lòng độc giả những rung động, những cảm xúc khó quên.

Đào Hồng Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question